Bài 8 trang 171 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 1Giải bài tập Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC). Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM. Quảng cáo
Đề bài Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC). Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM. a) Chứng minh rằng \(\Delta ABH = \Delta MBH.\) b) Chứng minh rằng \(\widehat {BAC} = \widehat {BMC}.\) c) Gọi I là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia IA lấy điểm N sao cho I là trung điểm của AN. Chứng minh rằng NC = BM. d) Cho AB = 13 cm, AH = 12 cm, HC = 16 cm. Tính độ dài của cạnh AC, BC. Lời giải chi tiết
a)Xét hai tam giác ABH và MBH ta có: \(\widehat {AHB} = \widehat {MHB}( = {90^0})\) AH = MH (H là trung điểm của AM) BH là cạnh chung. Do đó: \(\Delta ABH = \Delta MBH(c.g.c)\) b) Ta có: \(\Delta ABH = \Delta MBH\) (chứng minh câu a) Suy ra: AB = MB và \(\widehat {ABH} = \widehat {MBH}.\) Xét hai tam giác ABC và MBC ta có: BC là cạnh chung \(\widehat {ABC} = \widehat {MBC}(cmt)\) AB = BM (chứng minh trên) Do đó: \(\Delta ABC = \Delta MBC(c.g.c) \Rightarrow \widehat {BAC} = \widehat {BMC}.\) c) Xét tam giác ABI và NCI ta có: AI = NI (I là trung điểm của AN) \(\widehat {AIB} = \widehat {CIN}\) (hai góc đối đỉnh) BI = CI (I là trung điểm của BC) Do đó: \(\Delta ABI = \Delta NCI(c.g.c) \Rightarrow AB = CN.\) Mà AB = BM (chứng minh câu b) nên CN = BM. d) Tam giác ABH vuông tại H \(\Rightarrow B{H^2} + A{H^2} = A{B^2}\) (định lí Pythagore) \(B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {13^2} - {12^2} = 169 - 144 = 25.\) Mà BH > 0. Do đó: \(BH = \sqrt {25} = 5(cm).\) Tam giác AHC vuông tại H \(\Rightarrow A{C^2} = A{H^2} + H{C^2}\) (định lí Pythagore) Do đó: \(A{C^2} = A{H^2} + H{C^2} = {12^2} + {16^2} = 400.\) Mà AC > 0 nên \(AC = \sqrt {400} = 20(cm)\) Mặt khác BC = BH + HC = 5 + 16 = 21 (cm). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|