Bài 8: Mùa thu trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nghe một đoạn lời bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Mùa thu. Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào. Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”. Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt. Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Câu 1: 

Nghe một đoạn lời bài hát “Mùa thu ngày khai trường” 

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm bài hát.  

Lời giải chi tiết:

Em lắng nghe bài hát "Mùa thu ngày khai trường".  

Câu 2

Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe đoạn lời bài hát. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.  

Lời giải chi tiết:

Sau khi nghe đoạn bài hát, em cảm thấy hào hứng và hân hoan vào mùa tựu trường - ngày mà em cùng các bạn cùng nhau chuẩn bị cặp sách, sách vở,...để chào đón năm học mới, niềm vui mới.

Bài đọc

Mùa thu

Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. 

Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến những chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. 

Theo Huỳnh Thị Thu Hương

Câu 1

Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh: 

- Hình ảnh: 

Những khu vườn đầy lá vàng xao động

Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ

- Âm thanh: Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

Câu 2

Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm từ ngữ tả vầng trăng.  

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng: mảnh trăng nhẹ tênh, mong manh trôi bồng bềnh, tròn vành vạnh 

Câu 3

Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ" bởi vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.

Câu 4

Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Cách tả hoa lá được miêu tả tinh tế với những hình ảnh sống động, mô tả cảnh sắc mùa thu đầy màu sắc và hương thơm dịu nhẹ. Đặc biệt, tác giả sử dụng các từ láy để miêu tả hoa lá, cảnh sắc mùa thu để tạo nên hình ảnh sinh động và tươi sáng, giúp người đọc có thể hình dung được cảnh sắc mùa thu trước mắt một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một loạt động từ chỉ âm thanh như "xao động", "tíu tít", líu lo", ...  giúp cho bức tranh mùa thu trong bài thơ trở nên đầy đủ và sống động.

Câu 5

Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên điều mình thích trong bài đọc  

Lời giải chi tiết:

Mùa thu được tả trong bài là mùa thu đầy màu sắc và hương thơm dịu nhẹ. Mở ra trước mắt chúng ta là mùa thu đầy nắng vàng, hoa lá lung linh trước gió và tiếng đọc bài ngân nga của các em học sinh. 

  • Bài 8: Mở rộng vốn từ Đoàn kết trang 38 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết. Tìm 2 – 3 từ có ý nghĩa trái ngược với từ đoàn kết. Xếp các từ sau vào hai nhóm. Đặt 1 - 2 câu với từ ngữ chứa tiếng kết có nghĩa là gắn bó. Mỗi câu dưới đây khuyên chúng ta điều gì.

  • Bài 8: Viết đơn trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Đọc “Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc” và hoàn thành sơ đồ sau. Nhận xét về cách trình bày các nội dung trong “Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc”. Viết đơn gửi thầy cô giáo lớp em để xin nghỉ học dựa vào gợi ý. Trao đổi trong nhóm, nghe bạn nhận xét và chỉnh sửa bài viết. Ghi vào sổ tay 3 – 5 từ ngữ hoặc thành ngữ mà em biết thêm sau khi học chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Trang trí trang sổ tay em vừa viết.

  • Bài 7: Viết bài văn kể chuyện trang 35 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. Viết bài văn dựa vào gợi ý. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em. Thi tìm thành ngữ nói về màu sắc. Đặt 1 – 2 câu với một thành ngữ tìm được.

  • Bài 7: Luyện tập về động từ trang 34 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Tìm động từ trong đoạn về và đoạn thơ dưới đây. Chọn động từ phù hợp trong khung thay cho mỗi chỗ trống. Đặt 2 – 3 câu về một hoạt động vui chơi mà em thích.

  • Bài 7: Sắc màu trang 33 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Quan sát, trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc. Sắc màu. Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị. Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay. Vì sao bạn nhỏ nói: “Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời…”. Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói gì. Tìm đọc một bản tin viết về. Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close