Bài 1: Yết Kiêu trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạoGiới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây. Yết Kiêu. Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha. Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường”. Tìm những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc. Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào. Phân vai, đọc một đoạn kịch mà em thích. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây: Phương pháp giải: Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Tài năng của Lương Thế Vinh được thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất đó là tài năng toán học, nhưng muốn hiểu được sâu sắc về con người Lương Thế Vinh, cần phải tìm hiểu hoạt động của ông trên lĩnh vực ngoại giao. Năm 1480, quan hệ với triều Minh nổi lên vấn đề vùng biên giới phía Bắc với việc sứ thần của ta bị giam bắt, thổ tù người Quảng Tây đem quân gây rối, chiếm cứ đất đai, triều Minh đòi hỏi yêu sách... Trước thực trạng này, nhà vua và triều thần nhà Lê có bàn bạc và sai người sang tuế cống nhà Minh. Lương Thế Vinh ngoài công việc hàn lâm trong triều, còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Việc này, ông đã thay mặt nhà vua soạn 3 bài biểu gửi triều đình Minh đòi chấm dứt các hành động gây rối trên. Nội dung bài đọc
Bài đọc Yết Kiêu 1. Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu gặp cha Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ! Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được. Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan… Người cha: - Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi, con cứ đi. 2. Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông Nhà vua: - Trẫm cho nhà người nhận lấy một loại binh khí. Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua: - Để làm gì? Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giắc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. Nhà vua: - Người dân thường mà phi thường. Trẫm muốn biết ai dạy người? Yết Kiêu: - Dạ tâu bệ hạ, người đó là cha thần. Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi? Yết Kiêu: - Ông của thần. Nhà vua: - Ai dạy ông ngươi? Yết Kiêu: - Vì căm thù quân giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy. 3. Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt. Tướng giặc: - Mi là ai? Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt. Tướng giặc: - Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không? Yết Kiêu: - Phải! Tướng giặc: - Phải là thế nào? Yết Kiêu: - Phải là lẽ phải thế! Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu! Yết Kiêu: - Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm! Tướng giặc: - Này, ta hỏi thật, nước Nam có nhiều người lặn giỏi như mi không? Yết Kiêu: - Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt. Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi Câu 1 Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? Phương pháp giải: Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Những chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha là: - Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc: "Con đi đánh giặc đây, cha ạ!" - Người cha trách bản thân mình không giúp được gì cho đất nước: "Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được." - Yết Kiêu và cha nghĩ đến cảnh "nước mất nhà tan": "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan" - Người cha đồng ý cho Yết Kiêu đi đánh giặc: "Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi" Câu 2 Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường”? Phương pháp giải: Em dựa vào bài đọc để trả lời. Lời giải chi tiết: Bởi vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất đó là một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc và Yết Kiêu có thể lặn hàng giờ dưới nước. Câu 3 Tìm những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc Phương pháp giải: En tìm các từ ngữ trong bài đọc. Lời giải chi tiết: Các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc: - "Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?" - "Phải" - "Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt". - Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Câu 4 Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào? Phương pháp giải: Em đọc màn kịch thứ ba để trả lời. Lời giải chi tiết: Màn kịch thứ ba kết thúc trong chiến thắng của Yết Kiêu. Ông đã nhảy xuống nước trốn đi khi giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Câu 5 Phân vai, đọc một đoạn kịch mà em thích Lời giải chi tiết: Học sinh tự phân vai và đọc
Quảng cáo
|