Bài 2: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạoNói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi. Đề bài: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết. Em cần nói những gì về nhân vật. Em có thể làm cách nào để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn. Quảng cáo
Đề bài Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi Gợi ý: 1. Em cần nói những gì về nhân vật? a. Giới thiệu về nhân vật: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết. b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật. (dũng cảm khi làm nhiệm vụ liên lạc/ có tài bơi lặn/...) c. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật. (xúc động/ khâm phục/?) 2. Em có thể làm cách nào để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn? (hình ảnh/âm thanh/?) Phương pháp giải - Xem chi tiết Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết 1. Kim Đồng a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thành lập(1941) Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo; Bố mất sớm, anh trai tham gia cách mạng. Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta. Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, bên bờ suối Lê-Nin. Ngày anh hi sinh là ngày 15 - 2 - 1943, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày 15 - 5 - 1986 nhân kỉ niệm lần thứ 45 thành lập Đội, mộ của anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sao bay lên được khánh thành. c. Từ đó, nơi đây trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội Thiếu niên tiền phong, với người đội trưởng đầu tiên của mình... Hình ảnh của anh mãi mãi được khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi cả nước. Võ Thị Sáu a. Người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết đó là chị Võ Thị Sáu. Chị quê ở huyện Đất Đỏ nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. b. Chị đã chiến đấu và hi sinh rất anh dũng cho độc lập tự do của tổ quốc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chị đã nhiều lần dũng cảm luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt bọn giặc gian ác. Trong một lần như thế chị đã bị địch phát hiện và đem chị ra xử bắn. c. Sự dũng cảm của chị là một tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo. Em rất tự hào và khâm phục chị. Lê Văn Tám a. Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. b. Hàng ngày anh phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè. Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”. c. Chúng em rất cảm phục anh và luôn nhớ đến anh. Là học sinh chúng em được sống trong hòa bình sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ công những anh hùng như anh. 2. Để bài nói thêm sinh động hấp dẫn, em sử dụng thêm hình ảnh minh hoạ.
Quảng cáo
|