Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thứcKhai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Ngoài. Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 31 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Ngoài
Phương pháp giải: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục 1 Lời giải chi tiết: Bối cảnh lịch sử - Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc + Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của + Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch - Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn -> Bùng nổ phong trào nông dân ? mục 2 1 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 33 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Khai thác lược đồ 7.1 và thông tin trong mục, hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII Phương pháp giải: Khai thác lược đồ 7.1 và thông tin trong mục Lời giải chi tiết: - Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII - Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân
? mục 3 1 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 33 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức mục 3 Lời giải chi tiết: - Kết quả: Thất bại - Ý nghĩa: Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công; buộc chúa Trịnh phải nhượng bộ - Tác động: Giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào khủng hoảng; chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 33 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVII Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 1 Lời giải chi tiết: Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 33 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII Phương pháp giải: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet Lời giải chi tiết: Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.
Quảng cáo
|