Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862. Khai thác hình 174, hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định. Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta. Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 76 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược ViệtNam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862. 

2. Khai thác tư liệu 1, nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.

Phương pháp giải:

Khai thác kiến thức hình 17.2 và khai thác tư liệu 1 

Lời giải chi tiết:

1. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

- 1858: 

+ Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng

+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

- 1859

+ Quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định

+ Quân triều đình chống cự yếu ớt rồitan rã.

+ Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

- 1860

+ Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km ở Gia Định.

+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.

- 1861

+ Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

+ Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cần được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ

+ Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo(12-1861).

- 1862

+ Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định,Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Triều đình Nguyễn kí với PhápHiệp ước Nhâm Tuất.

2. Suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.

- Triều đình từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức lãnh đạo kháng chiến chống Pháp

- Thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình, phản bội một phần lợi ích dân tộc

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 78 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Khai thác hình 174, hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định. 

2. Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874. 

Phương pháp giải:

Khai thác hình 17.4 và thông tin trong mục 1b 

Lời giải chi tiết:

1. Mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định

- Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái.

- Không khí buổi suy tôn rất trang nghiêm, đông đảo người dân tham dự, có người già và những người trẻ tuổi, thể hiện sự đồng lòng, nhất trí và tinh thần đánh giặc của nhân dân

2. Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất

- Triều đình: tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởinghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì, ngăn cản phong trào kháng chiến của nhândân ở Nam Kì

- Pháp: Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Nhân dân: Tiếp tục kháng chiến

+ Nghĩa quân của Trương Định, một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gươngchiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại 

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 79 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhấtvà cuộc chiến đấu của quân dân ta.

2. Khai thác tư liệu 2, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức mục 2a, khai thác tư liệu 2 

Lời giải chi tiết:

1.Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhấtvà cuộc chiến đấu của quân dân ta.

- Pháp: Cuối năm 1873, cử Gác-ni-ê ra Bắc chiếm Hà Nội

- Triều đình: Tổng đốc Nguyễn Tri Phương anh dũng chống cự, nhưng không giữ được thành

- Pháp: mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh phía Bắc

- Quân dân ta: Kháng chiến ở nhiều nơi

+ Cuộc chiến đấu của binh sĩ triều đình tại Cửa ô Thanh Hà (Hà Nội),... các đội nghĩa binh của cho con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định)

+ Ngày 20/11, quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tại Cầu Giấy, giết chết tướng giặc Gác-ni-ê

- Quân giặc hoang mang, lo sợ

- Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

2. Đánh giá về việc triều đìnhHuế kí Hiệp ước Giáp Tuất

Với Hiệp ước này, triều Huế chính thức nhượnghẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, chấp nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điềutra tình hình ở Việt Nam của Pháp.
=> Hiệp ước 1874 đã gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Pháp đặt được cơ sở khắp các nơi ở Bắc Kì, sẽ quay lại chiếm hẳn Bắc Kì khi có thời cơ

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 80 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộckháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.

2. Qua việc kí kết các hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào vềthái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức mục 2b 

Lời giải chi tiết:

1. Những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộckháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.

- Tháng 4 – 1882, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ướcGiáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội,khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu,buộc ông phải giao thành.

- 1882: 

+ Trưa ngày 3-4, Pháp chiếm thành Hà Nội

+ Quân ta anh dũng chống trả nhưngthất bại. Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứunhà Thanh. 

+ Quân Pháp toà đi đánhchiếm Hồng Gai, Quảng Yên,Nam Định và nhiều tỉnhthành khác.

+ Quân triều đình hầu như tan rã.Những người dân yêu nước vẫn kiêncường chiến đấu.

- 1883

+ Ngày 19 – 5, một cánh quânPháp do H. Ri-vie chỉ huyđánh ra Cầu Giấy.

+ Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệtH. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp, Chiến thắngCầu Giấy lần thứ hai gây được tiếng vanglớn, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quândân ta

+ Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quânPháp sẽ trả lại thành Hà Nội. hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hắc-măng do Pháp thảo sẵn.

+ Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Ki

+ Chiều 18 – 8, quân Pháp mởcuộc tấn công Thuận An (cửabiển sát kinh thành Huế)

- 1884

+ Ngày 6 – 6, thực dân Pháp kívới triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

+ Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thựcdân Pháp.

+ Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng Pháp ở khắp nơi.

2. Đánh giá thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp

- Không kiên quyết đánh Pháp. Khi Pháp mở rộng chiến tranh cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà còn ngăn cản nhân dân chống giặc, luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp, kí hiệp ước đầu hàng bán nước.

- Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc, sợ dân hơn sợ giặc.

- Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, từng bước làm mất nước

? mục 3 1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 81 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Nêu nguyên nhân đề xuất và nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước vào nửa cuối thế kỉ XIX. 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức mục 3 

Lời giải chi tiết:

*Nguyên nhân đề xuất

- Chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dânPháp

- Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Namcó điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách.

* Nội dung cải cách

- Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến năm 1871, đã gửi lên triều đình nhiều bảnđiều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đồn vô bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục

- Trần Đình Túc, Pham Huy Tế, Đinh Văn Điền: Năm 1868, đề nghị mở cửa; Năm 1868, đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc: Năm 1873, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung,phát triển ngoại thương.

- Nguyễn Lộ Trạch: Gửi các bản "Thời vụ sách" (thượng và hạ) lên vua Tự Đứcvào các năm 1877, 1882, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 81 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884). 

Phương pháp giải:

Tổng hợp kiến thức mục 1, 2 

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858-1873

1858

Ngày 1/9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng

Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng cự quyết liệt

Phối hợp với quân triều đình

Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”của Pháp

1859-1861

- 1859, kéo vào Gia Định

 

- 1860, Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km ở Gia Định.

 

- 1861, Pháp quay lại tấn công Đại đồn Chí Hòa

- Chống trả yếu ớt rồi tan rã

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.

 

- Đại đồn thất thủ

- Tự động nổi lên đánh giặc

 

- Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12-1861).

- Triều đình không chủ động tấn công, nghiêng về phòng thủ, Pháp nhanh chóng hạ được Đại đồn Chí Hòa

1862

Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Tiếp tục kháng chiến

Hiệp ước đi ngược lại với ý chí dân tộc, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện quá trình xâm lược

1862- 1867

Năm 1867, đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa, ngăn cản phong trào kháng chiến

Tiếp tục kháng chiến:

Nghĩa quân của Trương Định, một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

Nhân dân vừa chống Pháp xâm lược vừa chống 1 bộ phận phong kiến đầu hàng

1873 

- Cuối năm 1873: Cử Gác-ni-ê ra Bắc chiếm Hà Nội và nhiều nơi ở phía Bắc






Tổng đốc Nguyễn Tri Phương anh dung chống cự, nhưng không giữ được thành




- Kháng chiến ở nhiều nơi

- Ngày 20/11, quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tại Cầu Giấy, giết chết tướng giặc Gác-ni-ê

- Chiến thắng Cầu Giấy, Pháp hoang mang, lo sợ







1873-1884

1874

- Năm 1874: Kí Hiệp ước Giáp Tuất

- Kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất

 

- Chính thức nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp

1882

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội

- Trưa ngày 3-4, Pháp chiếm thành Hà Nội. Mở rộng đánh chiếm Bắc Kì

- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thất bại. Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh.

- Quân triều đình hầu như tan rã

Những người dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu.

 

1883

- Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vie chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.

 

Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai

Chiến thắng Cầu Giấy lần hai gây được tiếng vang lớn, Pháp hoang mang, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta

- Chiều 18-8, quân Pháp tấn công Thuận An 

hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hắc-măng do Pháp thảo sẵn.

Tiếp tục chiến đấu chống Pháp

 
 

1884

Ngày 6-6, kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Hoàn toàn đầu hàng

Tiếp tục nổi dậy kháng chiến ở khắp nơi

Chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 81 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

2. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu hoặc làm thẻ nhớ về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) mà em yêu thích nhất theo dàn ý sau:

– Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.

– Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.

– Bài học mà em học được từ nhân vật.

Phương pháp giải:

- Xem lại cuộc kháng chiến của triều đình

- Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết:

1. Gợi ý

Em đồng ý với ý kiến đó vì

- Trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách làm cho đất nước bị suy yếu

- Khi có chiến tranh, nhà Nguyễn chậm trễ, do dự, không quyết tâm kháng chiến, không có đường lối kháng chiến

- Tổ chức đánh Pháp nặng về đường lối phòng thủ, từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, đi theo con đường thương lượng để bảo vệ quyền lợi dân tộc, từng bước để nước ta rơi vào tay Pháp

- Triều đình phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, ra lệnh bãi binh, ngăn cản các phong trào đấu tranh của nhân dân

- Đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu, không chú ý tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ độc lập. Vì thế đã khước từ các cải cách tiến bộ, làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào thất bại 

2. Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (1822—1888), về phương diện chủ quan cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những giai cấp phong kiến mục nát nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. 

Vì mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu không thể dùng gươm, ông đã dùng bút để chống giặc. Với ngòi bút, nhà thơ mù đã trực tiếp đánh giặc suốt đời mình. Có thể nói trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, bao nhiêu đau khổ của con người đã dồn vào một con người, trong một hoàn cảnh đau khổ nhất của đất nước.

Đau lòng trước cảnh nước nhà bị chia cắt, ông viết nên những câu rất thống thiết xót xa, thể hiện lòng người dân ước mơ nước nhà được giải phóng và thống nhất:

Sự thề hãy bên Hồ bên Hán, bao giờ về một mối xa thư ;

Phong cương còn nửa Tống nửa Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái.

Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thềm buồn;

Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái.

(Văn tế Trương Định)

Những tác phẩm của ông nói lên hình ảnh của những người nông dân đứng lên chống Pháp, những người anh hung, những lãnh tụ nghĩa binh với những câu thơ đầy tính ngợi ca những người anh hùng. 

Hiện nay có rất nhiều địa danh, công trình mang tên ông như chợ Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM), trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang), đường Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), Khu di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre),… 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close