Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Việt Nam là quốc gia biển, từ bao đời cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã gắn bó với biển. Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về vùng biển Việt Nam.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Việt Nam là quốc gia biển, từ bao đời cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã gắn bó với biển. Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về vùng biển Việt Nam.


Lời giải chi tiết:

- Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam.

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông.

- Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam.

- Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền).


? mục I

Xác định trên hình 11.1 phạm vi của biển Đông, các nước chung với biển Đông.

Xác định trên hình 11.1 phạm vi của biển Đông các nước chung với biển Đông


Lời giải chi tiết:

Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 B và từ kinh độ 1000Đ đến 121Đ.

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,44 triệu km2 (lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới).

+ Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.


? mục II 1

Quan sát các hình 11.3, 11.4 và bảng 11.1, 11.2, hãy xác định:

- Các mốc để xác định đường cơ sở chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta.

- Các mốc đường phân định lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa  Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.

Quan sát các hình 11.3 11.4 và bảng 11.1 11.2 hãy xác định Các mốc để xác định đường cơ sở


Lời giải chi tiết:

Yêu cầu số 1: Có 12 mốc để xác định đường cơ sở chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta, cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lan, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Yêu cầu số 2: Có 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ. Cụ thể:

Quan sát các hình 11.3 11.4 và bảng 11.1 11.2 hãy xác định Các mốc để xác định đường cơ sở


? mục II 2

Quan sát hình 11.2 và dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày khái niệm: nội thủy lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật biển năm 2012

Quan sát hình 11.2 và dựa vào thông tin mục 2 hãy trình bày khái niệm nội thủy lãnh hải


Lời giải chi tiết:

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.


? mục III

Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.

Dựa vào thông tin mục 3 hình 11.5 và kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm địa hình


Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).


Luyện tập

Dựa vào hình 11.5, hãy cho biết sự khác nhau về hướng chảy của dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ trên biển đông.

Dựa vào hình 11.5 hãy cho biết sự khác nhau về hướng chảy của dòng biển mùa đông

 


Lời giải chi tiết:

- Dòng biển ven bờ nước ta có sự thay đổi theo mùa về hướng chảy:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam;

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.


Vận dụng

Tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực biển và hải đảo sau: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.


Lời giải chi tiết:

(*) Lựa chọn: Trình bày vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của quần đảo Trường Sa

(*) Trình bày:

- Vị trí địa lí:

+ Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6030’ đến 120 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông; Cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý.

+ Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta.

+ Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Diện tích các đảo: các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ; trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2.

+ Độ cao của các đảo (so với mặt nước biển trung bình) khoảng từ 3 m - 5 m; cao nhất là đảo Song Tử Tây, khoảng từ 4 m - 6 m (lúc thủy triều xuống).

+ Chất đất trên các đảo chủ yếu là cát san hô, có lẫn các lớp phân chim và mùn cây, dày khoảng 5 cm - 10 cm.

+ Một số đảo có mạch nước ngầm, có thể tạo ra các giếng nước ngọt, như: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Trường Sa, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng để đưa dân ra sinh sống trên các đảo và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Ngoài các đảo nổi, còn có các bãi đá, san hô ngầm, như: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài, v.v.

Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra quanh năm và là nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua.

+ Thảm thực vật ở quần đảo Trường Sa tương đối phong phú với nhiều loại cây xanh, như: phong ba, mù u, bàng vuông, phi lao và một số dây leo, cỏ dại vùng nhiệt đới. Đặc biệt, trên đảo Song Tử Đông có cả vườn dừa và nhiều cây nhỏ.

+ Nguồn lợi hải sản ở Trường Sa cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại động vật quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao, nhất là tôm hùm, vích và cá ngừ đại dương, v.v.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close