Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thứcHãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào? Khai thác lược đồ hình 16.3, em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn. Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn. Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Số lượng cuộc khởi nghĩa nổ ra gợi cho em suy nghĩ gì. Nêu những nét chính về tình hình văn hoá thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất với thành tựu nào. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1a trang 69 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào? Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 1a Lời giải chi tiết: Sự thành lập của Vương triều Nguyễn - Năm 1792, vua Quang Trung qua đời. Triều Tây Sơn mất đi một trụ cột quan trọng;mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu. - Năm 1802,được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ratriều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phủ Xuân (Huế). ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1b trang 71 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT 1. Khai thác lược đồ hình 16.3, em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn Phương pháp giải: Khai thác thông tin trong lược đồ 16.3 và kiến thức trong mục 1b Lời giải chi tiết: 1. Đơn vị hành chính thời Nguyễn được chia thành các tỉnh, giống với đơn vị hành chính ngày nay 2. Trình bày nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất.. - Luật pháp: năm 1815,nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) - Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy quản lí nhà nước. Từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 71 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn. Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 2a Lời giải chi tiết: - Về nông nghiệp: + Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lậpấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,... + Ở vùng hạ lưu sông Hồng, với vai trò tổ chức của Nguyễn Công Trứ, hai huyện mới đã đượclập, đó là: Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) - Thủ công nghiệp, thương nghiệp: có điềukiện phát triển. + Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh. + Thương nghiệp: Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. + Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã,...) và thi hành chính sách bế quan toả cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng, nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 71 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Số lượngcuộc khởi nghĩa nổ ra gợi cho em suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 2b Lời giải chi tiết: - Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn - Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 1827) ở Thái Bình, của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, của Nông Văn Văn (1833 – 1835) ở Cao Bằng, của Cao Bá Quát (1854 – 1856) ở Hà Nội... - Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802) đến thời Tự Đức (1862) có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình -> Các cuộc nổi dậy diễn ra liên tục, số lượng lớn, nói lên xã hội dưới thời Nguyễn rất bất ổn, chứa đựng nhiều mâu thuẫn ? mục 3 1 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 73 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Nêu những nét chính về tình hình văn hoá thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất vớithành tựu nào? Vì sao? Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 3 Lời giải chi tiết: * Văn học: - Văn học chữ Nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà HuyệnThanh Quan, Cao Bá Quát... góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc. - Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca,truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,... -> Phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến. * Nghệ thuật: - Âm nhạc: + Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao. - Hội hoạ: nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranhKim Hoàng (Hà Nội),... - Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (ThừaThiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),... * Tôn giáo: + Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển. + Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi. * Khoa học: - Sử học: đột phá trong việc biên soạn các công trình sử học. Tiêu biểu nhất phải kể đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chủ).... - Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác. Gợi ý: Em ấn tượng với thành tựu kiến trúc nhất vì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ,… vừa là nét đẹp văn hóa vừa là những minh chứng cho lịch sử một triều đại, một đất nước ? mục 4 1 Trả lời câu hỏi mục 4 trang 74 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT 1. Khai thác tư liệu 2, 3, hãy nêu những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạngtrong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
2. Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn. Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 3 kết hợp khai thác thông tin tư liệu 2, 3 Lời giải chi tiết: 1. Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạngtrong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Thời vua Gia Long và vua Minh Mạng đã liên tiếp thực hiện nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 2. Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa của nhà Nguyễn. - Thời vua Gia Long: + Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội,với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này. + Năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong trên quần đảo Hoàng Sa - Thời vua Minh Mạng: + Đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quantâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,... + Hàng năm cho người đi dò xét để thuộc đường biển đến Hoàng Sa, cử người ra Hoàng Sa trông nom, đo đạc, lưu dấu để ghi nhớ - Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồthể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 74 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT 1. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn.
2. Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồngý với quan điểm đó không? Vì sao? 3. Nêu cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đốivới quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Phương pháp giải: Xem lại kiến thức mục 3, 4 Lời giải chi tiết: 1. Bảng hệ thống về một số thành tựutiêu biểu dưới thời Nguyễn.
2. Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồngý với quan điểm đó không? Vì sao? Gợi ý - Em đồng ý với quan điểm đó - Vì: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hóa đồ sộ, nhiều thành tựu văn hóa vẫn còn tồn tại đến ngày nay, một số di sản đã được UNESCO công nhận như Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và mới đây Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Bên cạnh đó, sự hội tụ và kết tinh của các giá trị di sản văn hóa trên mảnh đất Huế còn được thể hiện qua nhiều loại hình độc đáo như các hoạt động lễ hội phong phú, ẩm thực với nhiều món ăn dân gian, các ngành nghề thủ công truyền thống được hình thành lâu đời; nhiều công trình kiến trúc thành lũy như: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, Trấn Bình Đài, Trấn Hải Đài, Hải Vân Quan; nhiều cung điện có nghệ thuật kiến trúc độc đáo: Điện Thái Hòa, Điện Long An (Kinh Thành), Điện Minh Thành (Lăng vua Gia Long), Điện Sùng Ân (Lăng vua Minh Mạng), Điện Biểu Đức (Lăng vua Thiệu Trị), Điện Hòa Khiêm (Lăng vua Tự Đức), Điện Khải Thành (Lăng vua Khải Định)...; hệ thống đền miếu, đền đài, kiến trúc lăng tẩm có giá trị cao; những công trình tôn giáo như chùa, niệm phật đường được xây dựng mang giá trị kiến trúc độc đáo; những công trình văn hóa, kiến trúc phong cảnh, vườn ngự, nhà thủy tạ, hồ ao… các giá trị văn hóa của di sản văn hóa cung đình Huế góp phần tỏa sáng các giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn, khẳng định văn hóa cung đình thời Nguyễn là nền tảng cốt lõi tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. 3. Cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đốivới quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, Đội Hoàng Sa đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho phép khẳng định, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ rất sớm. Những thông tin, tư liệu, hải đồ, bản đồ, bia cắm, hoạt động của hải đội Hoàng Sa hoạt động dưới thời nhà Nguyễn là những bằng chứng, chứng cứ pháp lý và cứ liệu lịch sử để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và mọi tranh chấp chủ quyền với Việt Nam là hành động trái với luật pháp quốc tế Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 74 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu trên sách, báo, internet Lời giải chi tiết: Giới thiệu về Nhã nhạc cung đình Huế Nhã nhạc là một thuật ngữ liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc là nhạc chính thống của triều đình được dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội; là sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc. Sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc trên đều có các nhạc khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc khí. Ví dụ riêng dàn Đại nhạc có đến 42 nhạc cụ của 4 chủng loại nhạc khí của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ gõ thuộc về loại màng rung có 20 trống. Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông. Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại (2003), là một trong những tài sản vô giá của dân tộc ta. Giá trị ấy đã trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh.
Quảng cáo
|