Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII. Khai thác tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. Nêu những nét chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 38 SGK 

a, Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.

b, Dựa vào lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3, hãy nêu những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Tại sao các cuộc khởi nghĩa này lại thất bại.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 38, 39 SGK  

Lời giải chi tiết:

a, Bối cảnh lịch sử

- Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút các đô thị suy tàn

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

b, Các cuộc khởi nghĩa

* Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.

* Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)

- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.

- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.

- Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)

- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".

- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do chưa có đường lối cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Đây đều là những cuộc đấu tranh mang tính tự phát. 

? mục 2 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 39 SGK

Khai thác tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII 

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 trang 39 SGK 

Lời giải chi tiết:

- Phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp và kéo dài hàng chục năm buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...

- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh. 

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 39 SGK

a, Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì? 

b, Nêu những nét chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 38 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả

- Nông nghiệp: 

+ Mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra

+ Ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ.

- Công thương nghiệp sa sút do nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa

- Xã hội: Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ lìa xa quê, phiêu tán khắp nơi.

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

b, * Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.

* Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)

- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.

- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.

- Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo".

- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại. 

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 39 SGK

Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích. Ở đâu? Ai tham gia? Ai có liên quan? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.

Lời giải chi tiết:

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751)(hay còn gọi là quận Hẻo), hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1739, nghe tin Đô Tế và thủ lĩnh Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây, ông bèn đến xin đầu quân. Tháng 2 năm 1740, chúa Trịnh sai quân đi dẹp, Đô Tế và Bồng bị bắt giết. Nguyễn Danh Phương tập hợp tàn quân của Đô Tế, rút về cố thủ ở núi Tam Đảo, xây dựng lực lượng để tính kế lâu dài. Năm 1744, lực lượng dưới quyền ông có 1 vạn người. Ông mang quân đi đánh ra xung quanh. Tháng 9 năm 1748, quận Hẻo bắt đầu xây dựng hệ thống đồn trại kiên cố ở núi Ngọc Bội, tự xưng là Thuận thiên khải vận đại nhân, đặt hệ thống quan tước, ban hành chế độ thu thuế trong vùng mình quản lý. Trước sự lớn mạnh của Nguyễn Danh Phương, Trịnh Doanh buộc phải tập trung lực lượng tiến đánh. Cuối cùng năm 1751 cuộc khởi nghĩa bị thất bại, quận Hẻo bị bắt và xử tử. 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close