Bài 18. Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạoKể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật. Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 70 SGK Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 70, 71 SGK Lời giải chi tiết: Một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX.
? mục 2 1 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 71 SGK Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật? Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2 trang 71 SGK Lời giải chi tiết: - Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. - Đấu tranh vũ trang tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 - 1903), Ong Kẹo (1901 - 1937) ở Lào,... - Tầng lớp tư sản dân tộc ở Indonesia, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền. - Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX còn có sự tham gia của tầng lớp trí thức và công nhân như: Hội Thanh niên Phật tử (Mianma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (Indonesia, 1905)... Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi luyện tập trang 71 SGK Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Lời giải chi tiết: - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. - Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào. - Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi vận dụng trang 71 SGK Em hãy sưu tâm thông tin về một nhân vật lịch sử đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Lời giải chi tiết: Phan Đình Phùng (1847 – 1895), ông là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam. Hưởng ứng phong trào "Chiếu Cần Vương" của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm. Năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị bắt, năm 1889 Phan Đình Phùng từ ngoài Bắc trở về, lúc này phong trào Cần Vương ở bốn tỉnh Bắc Trung Kỳ dấy lên đều khắp, khá mạnh mẽ và quy về một mối do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Sau 10 năm kiên cường kháng chiến, Phan Đình Phùng, lâm bệnh và qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1895 tại núi Quạt, mười ngày sau doanh trại của nghĩa quân lọt vào tay giặc.
Quảng cáo
|