Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Khai thác tư liệu 6.1, 6.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII. Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào. Nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào. Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc phát triển vào thời kì này. Nêu những chuyển biến về chữ viết,

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 33 SGK

Khai thác tư liệu 6.1, 6.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII. Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào? 

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1a trang 33 SGK 

Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra, thời kì Mạc Đăng Dung là thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa

+ Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy

+ Từ cuối thế kỉ XVII, sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.

- Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

* Điểm tích cực: Sự phát triển của nông nghiệp giúp nhân dân có cuộc sống ổn định, chính sách khai hoang có tác dụng => có đất đai để cày cấy.

* Điểm tiêu cực: hình thành một tầng lớp địa chủ lớn với ruộng đất "thẳng cánh cò bay".

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 34 SGK

Nêu những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp. Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?

Phương pháp giải:

 Đọc nội dung mục 1b trang 34 SGK 

Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... 

- Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.

- Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...

* Sự phát triển của các làng nghề đương thời giúp người dân ở các làng nghề vừa có thể sản xuất hàng thủ công, vừa làm ruộng. 

- Một số thợ thủ công dời làng, lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.

? mục 1 c

Trả lời câu hỏi mục 1c trang 34 SGK

Khai thác tư liệu 6.4, 6.5 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về tình hình phát triển của thương nghiệp thế kỉ XVI - XVIII. Thương nghiệp thời kì này có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV - XV)?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1c trang 34, 35 SGK 

Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về tình hình thương nghiệp thế kỉ XVI – XVIII

- Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển

+ Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

+ Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,...

- Về ngoại thương: phát triển mạnh

Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,...

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

* Điểm mới trong lĩnh vực thương nghiệp thời kì này là việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài được mở rộng và phát triển mạnh. Ở các thế kỉ trước, ngoại thương bị thu hẹp. 

? mục 2 1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 35 SGK

a, Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo?

b, Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc phát triển vào thời kì này.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, Thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nước ta có nhiều chuyển biến:

- Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. 

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chưa phổ cập rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

b, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng: 

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Người Việt phổ biến nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu thờ thần. Bởi thế, thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa kia. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh. Thành hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, được phân thành thượng đảng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần, chính thần, tà thần… nhưng đều có chung một điểm là có công trạng đối với làng. Dân làng thể hiện sự biết ơn bằng việc thờ phụng. 

? mục 3 1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 36 SGK

a, Nêu những chuyển biến về chữ viết, văn học, khoa học và nghệ thuật giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

b, Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 trang 36, 37 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, Những chuyển biến về chữ viết, văn học, khoa học và nghệ thuật giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

* Về chữ viết: 

- Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt => Hình thành nên loại chữ tiện lợi, khoa học: chữ Quốc ngữ

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.

* Về văn học:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

- Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều…

- Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

* Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: có nhiều công trình tiêu biểu: Ô châu cận lục (Dương Văn An), Phủ biên tạp lục (Lê Qúy Đôn), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)

-  Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá

-  Quân sự: Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

-  Y học có Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác).

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

* Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

b, Chữ La-tinh trở thành chữ quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì 

- Đây là một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và rất dễ sử dụng.

- Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết. 

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 37 SGK

Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét chính trong kinh tế, tôn giáo và văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII. 

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 33 - 35 SGK 

Lời giải chi tiết:

Kinh tế

* Nông nghiệp 

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trước khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra, thời kì Mạc Đăng Dung là thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa

+ Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy

+ Từ cuối thế kỉ XVII, sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.

- Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

* Thủ công nghiệp

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... 

- Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.

- Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...

* Thương nghiệp

- Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển

+ Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

+ Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,...

- Về ngoại thương: phát triển mạnh

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,...

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Tôn giáo

- Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. 

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chưa phổ cập rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

Văn hóa

* Về chữ viết: 

- Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt => Hình thành nên loại chữ tiện lợi, khoa học: chữ Quốc ngữ

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.

* Về văn học:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

- Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều…

- Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

* Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: có nhiều công trình tiêu biểu: Ô châu cận lục (Dương Văn An), Phủ biên tạp lục (Lê Qúy Đôn), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)

-  Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá

-  Quân sự: Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

-  Y học có Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác).

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

* Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 37 SGK

Tìm hiểu thêm thông tin về làng thủ công truyền thống Việt Nam, em hãy:

a, Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI-XVIII.

b, Đề xuất những giải pháp để bảo tồn làng nghề đó. 

Lời giải chi tiết:

a, Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

- Làng gốm Thanh Hà (Hội An)

- Làng dệt La Khê (Hà Nội)

- Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...

Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, mà còn một trong những nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ. Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới.

b, Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:

- Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề

- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề. 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close