Bài 7: Công nghiệp SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh tái cấu trúc các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp xanh. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta? Các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta có sự phát triển và phân bố như thế nào? Tại sao nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh tái cấu trúc các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp xanh. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta? Các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta có sự phát triển và phân bố như thế nào? Tại sao nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh?

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu qua sách, báo và internet về sự đẩy mạnh tái cấu trúc theo hướng phát triển công nghiệp xanh.

- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng , sự phát triển, phân bố công nghiệp nước ta và tại sao nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh.

Lời giải chi tiết:

-Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta là: các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế - xã hội

- Các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta có sự phát triển và phân bố ở nhiều lĩnh vực:

+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu với khai thác than chủ yếu ở Quảng Ninh và khai thác dầu khí phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

+ Công nghiệp điện với các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Yaly, Trị An,.. và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

+ Công nghiệp dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, các trung tâm dệt may lớn nhất: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

- Nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh vì các công nghiệp truyền thống thường tiêu thụ năng lượng và tài nguyên một cách lãng phí, gây ra nhiều khí thải.

Do đó, một trong những lý do quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp xanh là để giảm thiểu ô nhiễm và các vấn đề môi trường đang diễn ra trên toàn thế giới.

? mục 1 a

Dựa vào thông tin mục a, hãy phân tích vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục a,Nhân tố tự nhiên (SGK trang 136).

- Chỉ ra vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, khu vực phát triển năng động trên thế giới, thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp

- Khoáng sản: cơ cấu khoáng sản đa dạng, trong đó một số khoáng sản có trữ lượng lớn như than đá, than nâu, khí tự nhiên, dầu mỏ,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất kim loại,...

- Nguồn nước: 

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào. Sông chảy qua địa hình dốc nên có trữ năng thuỷ điện lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ điện

+ Các mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn tạo thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

- Sinh vật: nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị dược liệu cao; nguồn hải sản dồi dào

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

- Nước ta có số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm là cơ sở để phát triển điện mặt trời, điện gió.

? mục 1 b

Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục b. Nhân tố kinh tế-xã hội (SGK trang 137).

- Chỉ ra khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay và nêu nhận xét .

Lời giải chi tiết:

- Dân cư và lao động:

+ Dân số đông tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn

+ Lực lượng lao động dồi dào, trình độ người lao động ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

+ Lao động trong các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có tay nghề cao, kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Chính sách: 

+ Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

+ Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

+ Chính sách khoa học công nghệ cho phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp

- Thị trường: Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng, góp phần phát triển các ngành công nghiệp, nhiều sản phẩm công nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển 

- Khoa học công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật: 

+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất 

+ Vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng, cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển hiện đại.

? mục 2 a

Dựa vào thông tin mục a, hãy nêu khái quát sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ mục 2.a) Khái quát chung (SGK trang 137).

- Chỉ ra sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Công nghiệp là ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế

- Công nghiệp có cơ cấu đa dạng, bao gồm: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải.

- Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đẩy mạnh 

- Phân bố công nghiệp nước ta có những thay đổi, theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở một số vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

? mục 2 b

Dựa vào thông tin mục b và hình 7.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ mục 2.b) Một số ngành công nghiệp chủ yếu và hình 7.1 (SGK trang 139).

- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Công nghiệp sản xuất điện:

+ Sản lượng điện hằng năm tăng nhanh, khoa học công nghệ hiện đại được áp dụng trong sản xuất, phát triển nguồn điện, vận hành và quản lí hệ thống lưới điện thông minh,..

+ Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng điện gió, điện mặt trời và các loại điện tái tạo khác.

+ Thuỷ điện: Các nhà máy thuỷ điện phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi. Một số nhà máy thuỷ điện lớn là Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,...

+ Nhiệt điện: bao gồm nhiệt điện than (Mông Dương, Vũng Áng, Vĩnh Tân,...) và nhiệt điện khí (Phú Mỹ, Cà Mau,...).

+ Điện gió: phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

+ Điện mặt trời: được phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

? mục 3

Dựa vào thông tin mục 3, hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ mục 3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh (SGK trang 142).

- Chỉ ra tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.

Lời giải chi tiết:

 - Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường 

-Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), đồng thời sẽ chịu mức thuế thấp hơn khi xuất khẩu vào các thị trường này.

- Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất.

Luyện tập 1

Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1+2 và bảng 7.3 (SGK trang 136+137+138+139+140+141).

- Vẽ Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Dựa vào bảng 7.3, hãy nhận xét sự thay đổi về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta giai đoạn 2010-2021.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1+2 và bảng 7.3 (SGK trang 136+137+138+139+140+141).

- Nhận xét sự thay đổi về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta giai đoạn 2010-2021.

Lời giải chi tiết:

- Sản lượng tivi lắp ráp có sự tăng trưởng lớn khi tăng từ 2,8 lên 10,6 triệu cái 

- Sản lượng điện thoại di động từ năm 2010 – 2015 tăng trưởng mạnh mẽ từ 37,5 đến 235,6 triệu cái, tuy nhiên từ 2015 đến 2021 giảm xuống còn 183,3 triệu cái 

- Sản lượng tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình có sự tăng trưởng ở mức độ vừa phải từ 1,5 đến 2,7 triệu cái.

Vận dụng

Tìm hiểu về xu hướng phát triển công nghiệp xanh ở nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh (SGK trang 142).

- Chỉ ra xu hướng phát triển công nghiệp xanh ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Xu hướng phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam tập trung vào hai mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra môi trường; đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close