tuyensinh247

Bài 40 trang 11 SBT Hình học 10 Nâng cao

Giải bài 40 trang 11 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho n điểm A_1, A_2, …,A_n và n số k_1, k_2, …,k_n mà k_1+ k_2+ …+k_n =k khác 0...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho \(n\) điểm \(A_1, A_2, …,A_n\) và \(n\) số \(k_1, k_2, …,k_n\) mà \(k_1+ k_2+ …+k_n =k \ne 0\).

LG a

Chứng minh rằng có duy nhất một điểm \(G\) sao cho

\({k_1}\overrightarrow {G{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {G{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G{A_n}}  = \overrightarrow 0 \).

Điểm \(G\) như thế gọi là tâm tỉ cự của hệ  điểm \(A_i\), gắn với các hệ số \(k_i\). Trong trường hợp các hệ số \(k_i\) bằng nhau (và do đó có thể xem các \(k_i\) đều bằng 1), thì \(G\) gọi là trọng tân của hệ  điểm \(A_i\).

Lời giải chi tiết:

Ta lấy một điểm \(O\) nào đó thì

\(\begin{array}{l}{k_1}\overrightarrow {G{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {G{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G{A_n}}  = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \,\,{k_1}(\overrightarrow {O{A_1}}  - \overrightarrow {OG} ) + {k_2}(\overrightarrow {O{A_2}}  - \overrightarrow {OG} ) \\+ ... + {k_n}(\overrightarrow {O{A_n}}  - \overrightarrow {OG} ) = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \,\,\overrightarrow {OG}  = \dfrac{1}{k}({k_1}\overrightarrow {O{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {O{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {O{A_n}} ).\end{array}\)

Vậy điểm \(G\) hoàn toàn xác định và duy nhất.

LG b

Chứng minh rằng nếu \(G\) là tâm tỉ cự nói ở câu a) thì với mọi điểm \(O\) bất kì, ta có

\(\overrightarrow {OG}  = \dfrac{1}{k}\left( {{k_1}\overrightarrow {O{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {O{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {O{A_n}} } \right)\)

Lời giải chi tiết:

Từ câu a ta suy ra đpcm.

Loigiaihay.com

  • Bài 41 trang 11 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Giải bài 41 trang 11 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho sáu điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Gọi Delta là một tam giác có ba đỉnh lấy trong sáu điểm đó và Delta ' là tam giác có ba đỉnh là ba điểm còn lại.

  • Bài 42 trang 12 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Giải bài 42 trang 12 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho năm điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Gọi Delta là một tam giác có ba đỉnh lấy trong năm điểm đó, hai điểm còn lại xác định một đoạn thẳng theta ...

  • Bài 39 trang 11 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Giải bài 39 trang 11 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho ba dây cung song song AA_1, BB_1, CC_1 của đường tròn (O). Chứng minh rằng trực tâm của ba tam giác ABC_1, BCA_1, CAB_1 nằm trên một đường thẳng.

  • Bài 38 trang 11 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Giải bài 38 trang 11 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho tam giác ABC có trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Chứng minh rằng...

  • Bài 37 trang 11 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Giải bài 37 trang 11 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Cho tam giác ABC với các cạnh AB=c, BC=a, CA=b...

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close