Bài 4. Biểu thức chứa chữ (tiết 2) trang 12 Vở thực hành Toán 4Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức .... Tính giá trị của biểu thức a + b x 2 với a = 8, b = 2. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Hoàn thành bảng sau (theo mẫu): Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức P = (a + b) x 2 Hãy tính chu vi hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau: Phương pháp giải: Thay các số đo chiều dài, chiều rộng vào biểu thức P = (a + b) x 2 rồi tính giá trị biểu thức đó. Lời giải chi tiết: Nếu a = 10, b = 7 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (10 + 7) x 2 = 34 (cm) Nếu a = 25, b = 16 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (25 + 16) x 2 = 82 (cm) Nếu a = 34 , b = 28 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (34 + 28) x 2 = 124 (cm) Ta điền như sau: Câu 2 a) Tính giá trị của biểu thức a + b x 2 với a = 8, b = 2. b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27. Phương pháp giải: - Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó. - Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức: + Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. + Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau. Lời giải chi tiết: a) Với a = 8, b = 2 thì a + b x 2 = 8 + 2 x 2 = 8 + 4 = 12 b) Với a = 15, b = 27 thì (a + b) : 2 = (15 + 27) : 2 = 42 : 2 = 21 Câu 3 Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Quãng đường ABCD gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây. a) Độ dài quãng đường ABCD với m = 4 km, n = 7 km là ......... km. b) Độ dài quãng đường ABCD với m = 5 km, n = 9 km là ......... km. Phương pháp giải: - Độ dài quãng đường ABCD = m + 6 + n - Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó. Lời giải chi tiết: a) Độ dài quãng đường ABCD với m = 4 km, n = 7 km là 17 km. b) Độ dài quãng đường ABCD với m = 5 km, n = 9 km là 20 km. Câu 4 a) Hoàn thành bảng sau: b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng ......... thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất. Phương pháp giải: a) Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó. b) Dựa vào câu a, xác định m để biểu thức thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất. Lời giải chi tiết: a) Với m = 0 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4 Với m = 1 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 1) = 12 : 2 = 6 Với m = 2 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12 b) Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Quảng cáo
|