🍀 ƯU ĐÃI -70%! XUẤT PHÁT SỚM‼️
Bài 2 trang 71 SGK Hình học 11Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M và M' lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và B'C' Quảng cáo
Đề bài Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′. Gọi M và M′ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và B′C′ a) Chứng minh rằng AM song song với A′M′. b) Tìm giao điểm của mặt phẳng (AB′C′) với đường thẳng A′M c) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng (AB′C′) và (BA′C′) d) Tìm giao điểm G của đường thẳng d với mặt phẳng (AM′M). Chứng minh G là trọng tâm của tam giác AB′C′. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Chứng minh AA′M′M là hình bình hành. b) Tìm điểm chung của mặt phẳng (AB′C′) với đường thẳng A′M c) Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng (AB′C′) và (BA′C′). d) Tìm điểm chung của đường thẳng d với mặt phẳng (AM′M), chứng minh G là giao điểm của hai đường trung tuyến của tam giác AB′C′. Lời giải chi tiết a) Xét tứ giác BMM′B′ có BM//B′M′ và BM=B′M′ nên BMM′B′ là hình bình hành. ⇒MM′//BB′//AA′ và MM′=BB′=AA′⇒AA′M′M là hình bình hành. ⇒AM//A′M′ b) Trong mp(AA′M′M), gọi K=MA′∩AM′ ⇒{K∈A′MK∈AM′⊂(AB′C′) ⇒K=A′M∩(AB′C′) c) Trong (ABB′A′) gọi O=AB′∩A′B ⇒{O∈AB′⊂(AB′C′)O∈A′B⊂(BA′C′) ⇒O∈(AB′C′)∩(BA′C′) Mà C′∈(AB′C′)∩(BA′C′) nên ⇒OC′=(AB′C′)∩(BA′C′). d) Trong (AB′C′): gọi G=C′O∩AM′, G∈AM′⊂(AMM′) nên G=d∩(AMM′). Mà O,M′ lần lượt là trung điểm AB′ và B′C′ nên G là trọng tâm của tam giác AB′C′. Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|