Bài 1 trang 98 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạoGieo 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi là biến cố “Tích số chấm xuất hiện là số lẻ”. Quảng cáo
Đề bài Gieo 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi là biến cố “Tích số chấm xuất hiện là số lẻ”. Biến cố nào sau đây xung khắc với biến cố ? A. “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”. B. “Tổng số chấm xuất hiện là số lẻ”. C. “Xuất hiện ít nhất một mặt có số chấm là só lé". D. “Xuất hiện hai mặt có số chấm khác nhau”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng định nghĩa biến cố xung khắc: Cho hai biến cố và . Hai biến cố và được gọi là xung khắc nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra. Lời giải chi tiết Ta có: \(A = \left\{ {\left( {1;1} \right);\left( {1;3} \right);\left( {1;5} \right);\left( {3;1} \right);\left( {3;3} \right);\left( {3;5} \right);\left( {5;1} \right);\left( {5;3} \right);\left( {5;5} \right)} \right\}\). \(B\) là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện là số lẻ” \(\begin{array}{l} \Rightarrow B = \left\{ {\left( {1;2} \right);\left( {1;4} \right);\left( {1;6} \right);\left( {2;1} \right);\left( {2;3} \right);\left( {2;5} \right);\left( {3;2} \right);\left( {3;4} \right);\left( {3;6} \right);\left( {4;1} \right);\left( {4;3} \right);\left( {4;5} \right);} \right.\\\left. {\left( {5;2} \right);\left( {5;4} \right);\left( {5;6} \right);\left( {6;1} \right);\left( {6;3} \right);\left( {6;5} \right)} \right\}\end{array}\) Vậy hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc. Chọn B.
Quảng cáo
|