Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối hay nhất

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài làm 1

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

      Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Bài làm 2

      Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời. “Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa. Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.

Bài làm 3

      Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà. Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga nhưng việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

Nguồn: Sưu tầm

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close