Viết đoạn văn phân tích bài ca dao số 3 trong chùm "Những câu hát than thân"

Viết đoạn văn phân tích bài ca dao số 3 trong chùm "Những câu hát than thân"

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài làm 1

     Bài thơ bắt đầu từ từ "Thân em" thường được ví von so sánh giữa những người phụ nữ và sự vật. Những bài đó thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ bị coi là vô dụng, thấp hèn, luôn luôn bị phụ thuộc bởi người khác, không bao giờ được tự do, bị đối xử không công bằng. Trọng nam khinh nữ là nỗi khổ mà họ luôn phải chịu đựng. Trái bần, tên của một loại quả ít người biết đến, ăn rất đắng và chát, tiếng 'bần' trong từ trên đồng nghĩa với nghèo khổ. Sự vùi dập của gió, của sóng đã làm trái bần trôi nổi không có nơi mà dạt vào, nó muốn được tập vào một nơi an toàn nhưng đâu có được. Qua trên ta thấy được nỗi khổ của những người phụ nư thời phong kiến. Xã hội cũa lúc nào cũng chỉ muốn nhấn chìm họ. Một phần cũng hiểu được nỗi vất vả của người dân Việt Nam xưa kia.

Bài làm 2

       Mô típ “thân em” mở đầu bài ca dao vừa tha thiết, xúc động. Người phụ nữ trực tiếp xuất hiện trong câu ca, lên tiếng để than thân, tiếng “em” vang lên bình dị, khiêm nhường, đậm chất nữ tính. Hình ảnh so sánh ẩn dụ mang sắc thái vùng miền Nam bộ “trái bần trôi”, đó là loai quả nhỏ bé có vị vừa chua vừa chát sống ở ven sông, khi nó chín quả sẽ rụng xuống sông trôi lênh đênh trên mặt nước. Đặc tính và dòng đời cả trái bần có nét tương đồng với người phụ nữ, cũng chua chát, hẩm hiu, nổi lênh, vô định. Câu hỏi tu từ “gió dập sóng dồi biết tâm vào đâu” vừa là niềm băn khoăn, vừa là nỗi lo sợ trước cuộc đời của người phụ nữ. “Gió dập sóng dồi” tượng trưng cho những phong ba bão táp của cuộc đời, người phụ nữ vốn đã yêu đuối, nhỏ bé làm sao có thể đứng vững trước bao cơn sóng gió ấy. Bài ca dao vừa là tiếng hát than thân nỉ non cho thân thân nhỏ bé, tội nghiệp của người phụ nữ, sự lo lắng bất an về tương lai vô định, đồng thời là những tiếng trách mọc đầy căm phẫn về xã hôi phong kiến bất công chà đạp lên người phụ nữ.

Bài làm 3

      Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu. Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close