Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (Chi tiết)Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống. Đề 2: Cảm nghĩ về: Thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông, sang xuân hoặc sang hè) Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Đề 1 Video hướng dẫn giải Đề 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau: - Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông. - Thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân,…). - Một người thân yêu nhất của anh (chị) : cha, mẹ, anh, chị hoặc bạn Lời giải chi tiết: Đề bài: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT. Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT. Thân bài: - Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường: + Khung cảnh trường (rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…). + Những khuôn mặt mới (thầy cô, bạn bè – cảm giác xa lạ nhưng lại có một sợi dây gắn bó gần gũi, vô hình). - Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên: + Lời thầy hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã). + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm xúc động chung ra sao?). - Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên: Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng nhưng cả lớp hòa nhập nhanh và hào hứng như lúc còn là học sinh lớp 9; buổi học qua nhanh nhưng có nhiều ấn tượng. Kết bài: - Cảm giác vui vẻ bâng khuâng - Trong lòng dấy lên một niềm tin yêu phơi phới vào tương lai. Xem bài văn mẫu: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT Đề bài: Cảm nghĩ về: thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông, sang xuân hoặc sang hè) Gợi ý: Mở bài: - Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa. - Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người. - Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả. Thân bài: - Cảm nghĩ về thiên nhiên: + Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn…) + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỷ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn… ) - Cảm nghĩ về đời sống con người: + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt) + Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)… Kết bài: - Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất. - Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên. * Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến… Đề bài: Cảm nghĩa về một người thân yêu nhất của anh (chị) Gợi ý: Mở bài: - Chọn một câu ca dao, câu nói, câu hát… về mẹ để vào đề (mở bài gián tiếp): Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào… - Tình mẹ như núi cao, biển rộng, sông sâu. Mẹ lớn lao mà gần gũi và yêu thương biết mấy. Mẹ không chỉ là tuổi thơ với những câu hát ru ngọt ngào êm ả mà mẹ còn là cây cao bóng cả che chở suốt cuộc đời bé nhỏ của con. Thân bài: - Cảm nhận những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, đôi tay… ). Tất cả gợi lên những ấn tượng của em về mẹ: mẹ hiền hoà, thân thiết và giàu yêu thương. - Cảm nhận chung về cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ: mẹ đảm đang tháo vát, dù bận trăm công ngàn việc (việc đồng áng hay việc cơ quan), mẹ vẫn chăm chút lo lắng chu đáo cuộc sống của cả gia đình (lo bữa ăn, giấc ngủ, lo cho con cái học bài…). Cuộc sống của mẹ bình thường và rất giản đơn nhưng có là một sự hi sinh cao cả. - Những tình cảm riêng của mẹ đối với em: Là con út em được chiều chuộng chăm bẵm nhiều hơn. Nhưng ngoài ra mẹ còn dạy bảo rất nhiều. Và hơn thế chính mẹ là tấm gương sáng về cách ứng xử giao tiếp, về nghị lực để chúng em noi theo. - Lời tự nhủ của bản thân: Cố gắng học tập để làm hài lòng cha mẹ. Làm nhiều việc tốt để xứng đáng với những gì mẹ đã hi sinh cho cả gia đình. Kết bài: + Mẹ là nguồn vui là ánh sáng diệu kỳ soi đường cho cuộc đời của mỗi chúng ta. + Mẹ là nghị lực để ta phấn đấu. Xem bài văn mẫu: Cảm nghĩ về mẹ Đề 2 Video hướng dẫn giải Đề 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên như: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông… Lời giải chi tiết: Gợi ý tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Mở bài: - Giới thiệu về tác phẩm (rút ra từ tập truyện nào? của ai?) - Ấn tượng lớn nhất của bản thân về tác phẩm là gì? (là tiếng nói lên án chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền. Đồng thời ngợi ca phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ). Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện. - Nêu cảm nghĩ về: + Những phẩm chất tốt đẹp của nàng:
+ Những nỗi vất vả và đau khổ của Vũ Nương: ● Phải vất và lam lũ một mình nuôi mẹ nuôi con khi chồng ra trận. ● Lúc gia đình được đoàn viên lại bị chồng nghi oan, rơi vào tuyệt vọng rồi tự vẫn. + Hiện thực xã hội và hình ảnh người chồng: ● Càng cảm thông và mong muốn được chia sẻ với Vũ Nương, ta càng căm ghét những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Đó chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cảnh ly tán và cái chết oan khuất của Vũ Nương. ● Đáng giận và đánh tránh hơn là hình ảnh người chồng. Sự độc đoán và mù quáng của anh chính là nguyên nhân giết chết người vợ chung son sắt của mình. + Nghệ thuật truyện: ● Câu chuyện ngắn nhưng giàu kịch tính và có những cách giải quyết tình huống độc đáo, bất ngờ. Vì thế nó gợi ra niềm thích thú và sự say mê cho người đọc. Kết bài: - Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn hay của văn xuôi thời trung đại. - Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về cuộc sống và nhất là số phận con người thời phong kiến. Từ đó chúng ta thấy yêu quý và đáng trọng hơn cuộc sống hôm nay. Xem bài văn mẫu: Cảm nhận về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Đề 3 Video hướng dẫn giải Đề 3 (trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích. Lời giải chi tiết: Gợi ý cảm nhận bài Bạn đến chơi nhà Mở bài: - Giới thiệu bài thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời) - Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ (một lối tư duy nghệ thuật độc đáo sắc sảo và một tình bạn tha thiết chân thành) Thân bài: - Nội dung: + Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hóm hỉnh và độc đáo: + Tuy hình thức giống như một bài thơ Đường luật nhưng bài thơ này có một cách kết cấu riêng (bảy câu trên là một ý và câu cuối cùng mang một ý). + Nhà thơ nói đến những thiếu thốn vật chất một cách hóm hỉnh, vui tươi (mọi thứ đều có nhưng không dùng được). Khách nghe cách tiếp đón ấy không phật ý mà vẫn thấy thích thú, hài lòng. + Bạn đến chơi nhà là một bài thơ đề cao cái tình trong tình bạn. ● Nói đến những thiếu thốn về vật chất là để khẳng định cái tình trong tình bạn. ● Suốt cả bài thơ và nhất là câu thơ cuối như là một minh chứng đủ đầy về cuộc sống thanh bạch mà tình cảm thanh cao của nhà thơ. - Nghệ thuật: Tình huống đặc sắc, ngôn ngữ giản dị. Kết bài: - Bài thơ là một nét đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Nó cũng nhắn nhủ chúng ta: Tình bạn cao quý chân thành không cần vật chất và danh lợi. Xem bài văn mẫu: Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà Loigiaihay.com
Quảng cáo
|