Soạn bài Văn bản (Chi tiết)Soạn bài Văn bản trang 23 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết. Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải I - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM Đọc các văn bản (1), (2), (3) (SGK trang 23, 24) và trả lời các câu hỏi bên dưới: Câu 1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tao ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào? Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào? Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chứng theo kết cấu ba phần thế nào? Câu 4: Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? Câu 5: Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì? Lời giải chi tiết: Câu 1 + 2: - Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm... với người đọc. Văn bản (1) + Dung lượng ngắn, súc tích. + Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người. + Mục đích: khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sống lành mạnh. Văn bản (2): + Dung lượng: ngắn + Nội dung: Thân phận người phụ nữ + Mục đích: phản ánh số phận bất hạnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến Văn bản (3) + Dung lượng dài hơn các văn bản trên. + Nội dung: Kêu gọi nhân dân chống Pháp + Mục đích: Thuyết minh. Câu 3: Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ (thân em). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!" - Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!". - Kết bài: Phần còn lại. Câu 4: - Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi ("Hỡi đồng bào toàn quốc!") để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" cho cuộc giao tiếp. - Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào". Câu 5: Mục đích của việc tạo lập: - Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân). - Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự may rủi) - Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Phần II Video hướng dẫn giải II - CÁC LOẠI VĂN BẢN 1. So sánh các văn bản 1, 2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau: - Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? - Từ ngữ trong mỗi văn bản thuộc loại từ nào? - Cách thức thể hiện nội dung như thế nào? Trả lời:
Câu 2: So sánh văn bản (2), (3) với một bài học thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ học (5). Rút ra nhận xét. Trả lời:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|