Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (chi tiết)Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24 SGK Ngữ văn 10. Đề bài: Đọc đoạn trích trong tác phẩm "Miếng ngon Hà Nội" của nhà văn Vũ Bằng (SGK, trang 27) và phân tích tính hấp dẫn của nó. Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh - Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người. - Cần chú ý tới các điểm sau: + Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. + Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh. + Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để có thể cập nhật những thống tin mới và những thay đổi (nếu có). 2. Luyện tập a. Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không, chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì: - Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian. - Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ. - Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố. b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn”. "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm. c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ. Phần II Video hướng dẫn giải TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh Bốn biện pháp chủ yếu tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh: - Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe). - Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu. - Nên biết phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. 2. Luyện tập - Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản. Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm - Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động: + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kỳ ảo Luyện tập Video hướng dẫn giải Câu hỏi (trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Đọc đoạn trích trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng và phân tích tính hấp dẫn của nó. Lời giải chi tiết: Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì: - Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định. - Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ”, "... một lần sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu"... - Tác giả bộc lộ rất nhiên cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "có ai lại đừng vào ăn cho được"... Loigiaihay.com
Quảng cáo
|