Trắc nghiệm Bài 7. Gia tốc - Chuyển động thẳng biến đổi đều - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Câu 2 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Câu 3 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C

    Xe máy đang đi trên đường

  • D

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Câu 4 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Câu 5 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Câu 6 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D

    Không phanh kịp

Câu 7 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A

    0,4 m/s2

  • B

    0,5 m/s2

  • C

    0,6 m/s2

  • D

    0,7 m/s2

Câu 8 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A

    100 m

  • B

    150 m

  • C

    200 m

  • D

    250 m

Câu 9 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A

    20 m/s2

  • B

    10 m/s2

  • C

    – 20 m/s2

  • D

    – 10 m/s2

Câu 10 :

Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?

  • A

    Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hay giảm đều theo thời gian.

  • B

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

  • C

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, cùng chiều với vận tốc.

  • D

    Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính bằng công thức: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Câu 11 :

Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều

  • A

    Gia tốc của vật có độ lớn  không đổi theo thời gian và luôn cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc của vật.

  • B

    Vận tốc tức thời của vật có phương, chiều luôn  không đổi và có độ lớn tăng theo hàm  bậc nhất của thời gian.

  • C

    Quãng đường đi được của vật tăng theo hàm số  bậc hai theo thời gian.

  • D

    Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu A , B và C.

Câu 12 :

Chọn câu sai? Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh  dần đều nếu

  • A

    \(a > 0\) và \({v_0} > 0\)

  • B

    \(a > 0\) và \({v_0} = 0\)

  • C

    \(a < 0\) và \({v_0} > 0\)

  • D

    \(a < 0\) và \({v_0} = 0\)

Câu 13 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động

  • A

    Có quỹ đạo là đường thẳng, có véctơ gia tốc và vận tốc  không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • B

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc bằng không

  • C

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • D

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ vận tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Câu 14 :

Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến  khi dừng lại: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) thì:

  • A

    \({v_0} < 0,a > 0,s < 0\)

  • B

    \({v_0} < 0,a > 0,s > 0\)

  • C

    \({v_0} > 0,a > 0,s > 0\)

  • D

    Cả A và C đúng

Câu 15 :

Chọn phát  biểu sai?

  • A

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều có phương  không đổi.

  • B

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều có độ lớn  không đổi.

  • C

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều cùng chiều với véctơ vận tốc.

  • D

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều ngược chiều với véctơ vận tốc.

Câu 16 :

Gia tốc là một đại lượng

  • A

    Đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B

    Đại số, đặc trưng cho tính  không thay  đổi của vận tốc.

  • C

    Véctơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

  • D

    Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 17 :

Chọn câu đúng?

  • A

    Trong chuyển động chậm  dần đều gia tốc a < 0

  • B

    Trong chuyển động chậm  dần đều với vận tốc v < 0

  • C

    Trong chuyển động nhanh  dần đều vận tốc và gia tốc luôn  dương.

  • D

    Trong chuyển động nhanh  dần đều tích của vận tốc và gia tốc luôn dương.

Câu 18 :

Chọn câu đúng nhất?

  • A

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều  bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều.

  • B

    Chuyển động thẳng nhanh  dần đều có gia tốc lớn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

  • C

    Chuyển động thẳng  biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.

  • D

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều có phương, chiều và độ lớn  không đổi.

Câu 19 :

Xét một vật chuyển động trên một đường thẳng và  không đổi hướng, gọi a là gia tốc, vo là vận tốc  ban đầu, v là vận tốc tại thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau,  kết luận nào đúng?

  • A

    Nếu a > 0 và v0 >  0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.

  • B

    Nếu a < 0 và v0 < 0 thì vật chuyển động nhanh  dần đều.

  • C

    Nếu tích số a.v0 > 0 thì vật chuyển động nhanh  dần đều.

  • D

    Các kết luận A, B và C đều đúng.

Câu 20 :

Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:

  • A

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng theo chiều dương.

  • B

    Véctơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương.

  • C

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều hướng theo chiều dương.

  • D

    Câu A và B đều đúng.

Câu 21 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động có

  • A

    Tốc độ không đổi.

  • B

    Véctơ vận tốc thay đổi theo thời gian.

  • C

    Véctơ vận tốc bằng không.

  • D

    Gia tốc không đổi theo thời gian.

Câu 22 :

Chọn phát biểu sai?

  • A

    Véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng có cùng phương với véctơ vận tốc.

  • B

    Véctơ vận tốc tức thời tại một điểm có phương tiếp tuyến với quỹ đạo với chuyển động tại điểm đó.

  • C

    Độ lớn gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều luôn  không đổi.

  • D

    Trong chuyển động thẳng chậm  dần đều véctơ vận tốc và véctơ gia tốc cùng chiều với nhau.

Câu 23 :

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm gia tốc?

  • A

    Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

  • B

    Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ  biến thiên của vận tốc và  khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.

  • C

    Gia tốc là một đại lượng véctơ.

  • D

    Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 24 :

Trong công thức liên hệ  giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh  dần đều \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\), ta có các điều  kiện nào sau đây?

  • A

    \(s > 0;a > 0;v > {v_0}\)

  • B

    \(s < 0;a < 0;v < {v_0}\)

  • C

    \(s > 0;a > 0;v < {v_0}\)

  • D

    \(s > 0;a < 0;v > {v_0}\)

Câu 25 :

Chọn câu đúng?

Từ các phương trình vận tốc cho biết tính chất các chuyển động sau

  • A

    \(v = 5 + 2t\) => vật chuyển động thẳng đều.

  • B

    \(v = 3t\) => vật chuyển động chậm dần đều.

  • C

    \(v =  - 2t + 9\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

  • D

    \(v = 6t\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

Câu 26 :

Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  • A

    Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn là hằng số.

  • B

    Vận tốc của vật luôn dương.

  • C

    Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian.

  • D

    Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.

Câu 27 :

Chọn đáp án sai? Chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc \(a = 4m/{s^2}\) có nghĩa là:

  • A

    Lúc đầu vận tốc bằng $0$ thì sau $1s$ sau vận tốc của nó bằng $4 m/s$.

  • B

    Lúc đầu vận tốc bằng $2 m/s$ thì sau $1 s$ sau vận tốc của nó bằng $6 m/s$.

  • C

    Lúc đầu vận tốc bằng $2 m/s$ thì sau $2 s$ sau vận tốc của nó bằng $8 m/s$.

  • D

    Lúc đầu vận tốc bằng $4 m/s$ thì sau $2 s$ sau vận tốc của nó bằng $12 m/s$.

Câu 28 :

Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 2{t^2} + 10t + 100(m;s)\).Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A

    Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2

  • B

    Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s2

  • C

    Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m

  • D

    Vận tốc của vật tại thời điểm t là v = 10 m/s

Câu 29 :

Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 4{t^2} - 3t + 7(m;s)\). Điều nào sau đây là sai?

  • A

    Gia tốc $a = 4m/{s^2}$

  • B

    Tọa độ ban đầu \({x_0} = 7m\)

  • C

    Gia tốc $a = 8m/{s^2}$

  • D

    Vận tốc ban đầu ${v_0} = - 3m/s$

Câu 30 :

Đồ thị tọa độ theo thời gian của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng

  • A

    Là đường thẳng song song với trục Ot

  • B

    Là đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ

  • C

    Là một nhánh parabol

  • D

    Là đường thẳng song song với trục Ox

Câu 31 :

Đồ thị v - t nào sau đây là đồ thị trong đó a > 0

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 32 :

Đồ thị a - t của chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:

  • A

    Là đường thẳng song song với trục Ot

  • B

    Là đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ

  • C

    Là một nhánh parabol

  • D

    Là đường thẳng song song với trục Ox

Câu 33 :

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau $20s$ đạt đến vận tốc $36km/h$ . Hỏi sau bao lâu nữa tàu đạt được vận tốc $54km/h$?

  • A

    $t = 30s$

  • B

    $t = 5s$

  • C

    $t = 10s$

  • D

    $t = 20s$

Câu 34 :

Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = 30 + 4t - {t^2}(m;s)\) . Tính quãng đường vật đi từ thời điểm $t_1 = 1s$ đến thời điểm $t_2 = 3s$?

  • A

    $2m$

  • B

    $0$

  • C

    $4m$

  • D

    Một đáp án khác

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Câu 2 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Câu 3 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C

    Xe máy đang đi trên đường

  • D

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động có vận tốc thay đổi chỉ có trường hợp của xe máy đang đi trên đường.

Câu 4 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có a.v > 0

Câu 5 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A

    a > 0

  • B

    a < 0

  • C

    a.v > 0

  • D

    a.v < 0

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có a.v < 0

Câu 6 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D

    Không phanh kịp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Biểu thức mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường: \({v^2} - v_0^2 = 2.a.s\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v0 = 15 m/s; a = - 5 m/s2 ; v = 0 m/s

Quãng đường mà người đó đi được kể từ khi phanh gấp là:

\({v^2} - v_0^2 = 2.a.s \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{0^2} - {{15}^2}}}{{2.( - 5)}} = 22,5(m)\)

=> s > 15 m => Xe phanh không kịp

Câu 7 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A

    0,4 m/s2

  • B

    0,5 m/s2

  • C

    0,6 m/s2

  • D

    0,7 m/s2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v = 15 m/s; v0 = 10 m/s; Δt = 10 s

=> Gia tốc của ô tô là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{15 - 10}}{{10}} = 0,5(m/{s^2})\)

Câu 8 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A

    100 m

  • B

    150 m

  • C

    200 m

  • D

    250 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi (đối với mốc là lúc vật bắt đầu xuất phát): \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Vật bắt đầu xuất phát nên v0 = 0 m/s

Ta có a = 3 m/s2 ; t = 10 s

=> Quãng đường ô tô đi được là: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}{.3.10^2} = 150(m)\)

Câu 9 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A

    20 m/s2

  • B

    10 m/s2

  • C

    – 20 m/s2

  • D

    – 10 m/s2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có v = 400 m/s; v0 = 0 m/s; Δt = 20 s

Gia tốc của máy bay là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{0 - 400}}{{20}} =  - 20(m/{s^2})\)

Câu 10 :

Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?

  • A

    Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hay giảm đều theo thời gian.

  • B

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

  • C

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, cùng chiều với vận tốc.

  • D

    Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính bằng công thức: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C- sai vì:

+ Khi vật chuyển động nhanh dần đều thì: Véctơ gia tốc và véctơ vận tốc luôn cùng hướng

+ Khi vật chuyển động chậm dần đều thì: Véctơ gia tốc và véctơ vận tốc luôn ngược hướng

Câu 11 :

Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều

  • A

    Gia tốc của vật có độ lớn  không đổi theo thời gian và luôn cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc của vật.

  • B

    Vận tốc tức thời của vật có phương, chiều luôn  không đổi và có độ lớn tăng theo hàm  bậc nhất của thời gian.

  • C

    Quãng đường đi được của vật tăng theo hàm số  bậc hai theo thời gian.

  • D

    Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu A , B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đặc trưng của chuyển động thẳng nhanh dần đều gồm cả A, B và C

Câu 12 :

Chọn câu sai? Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh  dần đều nếu

  • A

    \(a > 0\) và \({v_0} > 0\)

  • B

    \(a > 0\) và \({v_0} = 0\)

  • C

    \(a < 0\) và \({v_0} > 0\)

  • D

    \(a < 0\) và \({v_0} = 0\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất điểm chuyển động nhanh dần đều nếu a và v cùng dấu (a.v > 0)

=> Phương án C - sai vì: a.v0 < 0

Câu 13 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động

  • A

    Có quỹ đạo là đường thẳng, có véctơ gia tốc và vận tốc  không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • B

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc bằng không

  • C

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • D

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ vận tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chuyển động thẳng biến đổi là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi

- Ta để ý rằng khái niệm vectơ vận tốc không đổi nghĩa là trong suốt quá trình chuyển động cả độ lớn và phương chiều của vận tốc là không thay đổi điều này không phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian

Câu 14 :

Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến  khi dừng lại: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) thì:

  • A

    \({v_0} < 0,a > 0,s < 0\)

  • B

    \({v_0} < 0,a > 0,s > 0\)

  • C

    \({v_0} > 0,a > 0,s > 0\)

  • D

    Cả A và C đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì vận tốc và gia tốc ngược dấu nhau, quãng đường là đại lượng không âm

Câu 15 :

Chọn phát  biểu sai?

  • A

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều có phương  không đổi.

  • B

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều có độ lớn  không đổi.

  • C

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều cùng chiều với véctơ vận tốc.

  • D

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều ngược chiều với véctơ vận tốc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì
+ Gia tốc và vận tốc cùng phương, cùng chiều khi chuyển động này là nhanh dần đều
+ Gia tốc và vận tốc cùng phương, ngược chiều khi chuyển động này là chậm dần đều

Câu 16 :

Gia tốc là một đại lượng

  • A

    Đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B

    Đại số, đặc trưng cho tính  không thay  đổi của vận tốc.

  • C

    Véctơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

  • D

    Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vecto đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc

Câu 17 :

Chọn câu đúng?

  • A

    Trong chuyển động chậm  dần đều gia tốc a < 0

  • B

    Trong chuyển động chậm  dần đều với vận tốc v < 0

  • C

    Trong chuyển động nhanh  dần đều vận tốc và gia tốc luôn  dương.

  • D

    Trong chuyển động nhanh  dần đều tích của vận tốc và gia tốc luôn dương.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong chuyển động nhanh dần đều tích của vận tốc và gia tốc luôn dương.

Câu 18 :

Chọn câu đúng nhất?

  • A

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều  bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều.

  • B

    Chuyển động thẳng nhanh  dần đều có gia tốc lớn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

  • C

    Chuyển động thẳng  biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.

  • D

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều có phương, chiều và độ lớn  không đổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

Câu 19 :

Xét một vật chuyển động trên một đường thẳng và  không đổi hướng, gọi a là gia tốc, vo là vận tốc  ban đầu, v là vận tốc tại thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau,  kết luận nào đúng?

  • A

    Nếu a > 0 và v0 >  0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.

  • B

    Nếu a < 0 và v0 < 0 thì vật chuyển động nhanh  dần đều.

  • C

    Nếu tích số a.v0 > 0 thì vật chuyển động nhanh  dần đều.

  • D

    Các kết luận A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a và v luôn cùng dấu

Câu 20 :

Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:

  • A

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng theo chiều dương.

  • B

    Véctơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương.

  • C

    Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều hướng theo chiều dương.

  • D

    Câu A và B đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nếu chọn chiều  dương là chiều chuyển động thì:

+ Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng theo chiều dương

+ Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng ngược chiều dương

+ Véctơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều và nhanh dần đều đều hướng theo chiều dương

Câu 21 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động có

  • A

    Tốc độ không đổi.

  • B

    Véctơ vận tốc thay đổi theo thời gian.

  • C

    Véctơ vận tốc bằng không.

  • D

    Gia tốc không đổi theo thời gian.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian

Câu 22 :

Chọn phát biểu sai?

  • A

    Véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng có cùng phương với véctơ vận tốc.

  • B

    Véctơ vận tốc tức thời tại một điểm có phương tiếp tuyến với quỹ đạo với chuyển động tại điểm đó.

  • C

    Độ lớn gia tốc của chuyển động thẳng  biến đổi đều luôn  không đổi.

  • D

    Trong chuyển động thẳng chậm  dần đều véctơ vận tốc và véctơ gia tốc cùng chiều với nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong chuyển động chậm dần đều thì vectơ gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau

Câu 23 :

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm gia tốc?

  • A

    Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

  • B

    Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ  biến thiên của vận tốc và  khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.

  • C

    Gia tốc là một đại lượng véctơ.

  • D

    Cả ba câu trên đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyêt về gia tốc

Lời giải chi tiết :

Cả A, B, C đều đúng

Câu 24 :

Trong công thức liên hệ  giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh  dần đều \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\), ta có các điều  kiện nào sau đây?

  • A

    \(s > 0;a > 0;v > {v_0}\)

  • B

    \(s < 0;a < 0;v < {v_0}\)

  • C

    \(s > 0;a > 0;v < {v_0}\)

  • D

    \(s > 0;a < 0;v > {v_0}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\) chỉ đúng khi chuyển động là không đổi chiều. Với v > v0 => vật chuyển động theo chiều dương, chuyển động là nhanh dần nên a và v cùng chiều do vậy a > 0, quãng đường s là một đại lượng không âm

Câu 25 :

Chọn câu đúng?

Từ các phương trình vận tốc cho biết tính chất các chuyển động sau

  • A

    \(v = 5 + 2t\) => vật chuyển động thẳng đều.

  • B

    \(v = 3t\) => vật chuyển động chậm dần đều.

  • C

    \(v =  - 2t + 9\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

  • D

    \(v = 6t\) => vật chuyển động nhanh dần đều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc phương trình vận tốc theo thời gian của vật

Lời giải chi tiết :

A - sai vì chuyển động thẳng đều có vận tốc không đổi

B - sai vì: \(a = 3,{v_0} = 0\)  => vật chuyển động nhanh dần

C - sai vì \(a =  - 2;{v_0} = 9\) => vật chuyển động chậm dần

D- đúng

Câu 26 :

Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  • A

    Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn là hằng số.

  • B

    Vận tốc của vật luôn dương.

  • C

    Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian.

  • D

    Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Vận tốc của vật âm hay dương phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật so với chiều dương của trục tọa độ mà ta chọn.

Câu 27 :

Chọn đáp án sai? Chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc \(a = 4m/{s^2}\) có nghĩa là:

  • A

    Lúc đầu vận tốc bằng $0$ thì sau $1s$ sau vận tốc của nó bằng $4 m/s$.

  • B

    Lúc đầu vận tốc bằng $2 m/s$ thì sau $1 s$ sau vận tốc của nó bằng $6 m/s$.

  • C

    Lúc đầu vận tốc bằng $2 m/s$ thì sau $2 s$ sau vận tốc của nó bằng $8 m/s$.

  • D

    Lúc đầu vận tốc bằng $4 m/s$ thì sau $2 s$ sau vận tốc của nó bằng $12 m/s$.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Vận tốc được xác định bằng biểu thức \(v = {v_0} + at\)

A, B, D - đúng

C -sai vì: \(v = {v_0} + at \to v = 2 + 4.2 = 10m/s\left( {{v_0} = 2,t = 2} \right)\)

Câu 28 :

Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 2{t^2} + 10t + 100(m;s)\).Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A

    Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2

  • B

    Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s2

  • C

    Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m

  • D

    Vận tốc của vật tại thời điểm t là v = 10 m/s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Từ phương trình chuyển động ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 100m\\{v_0} = 10m/s\\a = 4m/{s^2}\end{array} \right.\)

=> Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(a = 4{\rm{ }}m/{s^2}\)

Tọa độ lúc ban đầu của vật là \({x_0} = 100m\)

Vận tốc của vật tại thời điểm ban đầu: \({v_0} = 10m/s\)

Câu 29 :

Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 4{t^2} - 3t + 7(m;s)\). Điều nào sau đây là sai?

  • A

    Gia tốc $a = 4m/{s^2}$

  • B

    Tọa độ ban đầu \({x_0} = 7m\)

  • C

    Gia tốc $a = 8m/{s^2}$

  • D

    Vận tốc ban đầu ${v_0} = - 3m/s$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Gia tốc của vật là: a = 8m/s2

=> A - sai

Câu 30 :

Đồ thị tọa độ theo thời gian của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng

  • A

    Là đường thẳng song song với trục Ot

  • B

    Là đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ

  • C

    Là một nhánh parabol

  • D

    Là đường thẳng song song với trục Ox

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có phương trình tọa độ theo thời gian của chất điểm trong chuyển đông thẳng biến đổi đều có dạng: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

=> Đồ thị của tọa độ theo thời gian của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều là một nhánh parabol (dạng đồ thị giống hàm \(y = ax^2+bx+c\) nhưng ở đây ta có t>0 lên đồ thị chỉ là một nhánh parabol)

Câu 31 :

Đồ thị v - t nào sau đây là đồ thị trong đó a > 0

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đồ thị v - t trong đó a > 0 là đồ thị A

Câu 32 :

Đồ thị a - t của chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:

  • A

    Là đường thẳng song song với trục Ot

  • B

    Là đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ

  • C

    Là một nhánh parabol

  • D

    Là đường thẳng song song với trục Ox

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đồ thị a - t của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng là đường thẳng song song với trục Ot

Câu 33 :

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau $20s$ đạt đến vận tốc $36km/h$ . Hỏi sau bao lâu nữa tàu đạt được vận tốc $54km/h$?

  • A

    $t = 30s$

  • B

    $t = 5s$

  • C

    $t = 10s$

  • D

    $t = 20s$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(36km/h = 10m/s\)

+ Gia tốc của chuyển động: \(a = \frac{{10 - 0}}{{20}} = 0,5m/{s^2}\)

+ Phương trình vận tốc của vật: \(v = at = 0,5t\)

Thời gian để tàu đạt vận tốc \(54{\rm{ }}km/h = 15m/s\) tính từ lúc tàu đạt tốc độ 36km/h là: \(\Delta t = \frac{{15}}{{0,5}} - 20 = 30 - 20 = 10{\rm{s}}\)

Câu 34 :

Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = 30 + 4t - {t^2}(m;s)\) . Tính quãng đường vật đi từ thời điểm $t_1 = 1s$ đến thời điểm $t_2 = 3s$?

  • A

    $2m$

  • B

    $0$

  • C

    $4m$

  • D

    Một đáp án khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Xác định xem trong khoảng thời gian \(\Delta t\) vật có đổi chiều không

+ Thay t vào phương trình chuyển động để xác định quãng đường

Lời giải chi tiết :

Từ phương trình tọa độ - thời gian ta thu được phương trình vận tốc \(v = 4 - 2t \to v = 0 \leftrightarrow t = 2{\rm{s}}\) , vật sẽ đổi chiều chuyển động sau $2s$.

Do vậy quãng đường đi được của vật được tính:

\(s = {s_1} + {s_2} = \left| {{x_2} - {x_1}} \right| + \left| {{x_3} - {x_2}} \right| = \left| {4 - 3} \right| + \left| {3 - 4} \right| = 2m\)

close