Trắc nghiệm Bài 17: Phenol Hóa 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho các phát biểu sau về phenol

a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol

b) Phenol tác dụng với dung dịch NaOH

c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3

d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn vào vòng benzene

Số phát biểu đúng là?

 

  • A

    1

  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 2 :

Cho hai phản ứng sau:

(1) \({C_6}{H_5}OH + N{a_2}C{O_3} \to {C_6}{H_5}ONa + NaHC{O_3}\)

(2) \({C_6}{H_5}ONa + C{O_2} + {H_2}O \to {C_6}{H_5}OH + NaHC{O_3}\)

Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol

  • A
    là một acid mạnh
  • B
    là một base mạnh
  • C
    có tính acid mạnh hơn nấc 1 của H2CO3
  • D
    có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3
Câu 3 :

Sản phẩm khi cho hợp chất hữu cơ sau tác dụng với dung dịch Na2CO3:

  • A
    . và NaHCO3
  • B
    và CO2
  • C
    và NaOH
  • D
    và NaHCO3
Câu 4 :

X có công thức phân tử C7H8O, có chứa vòng benzene và phản ứng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    2
Câu 5 :

Trong công nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?

  • A
    benzene
  • B
    cumene
  • C
    Cholorobenzene
  • D
    Than đá
Câu 6 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A
    nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng
  • B
    dung dịch trong suốt
  • C
    xuất hiện kết tủa trắng
  • D
    không xảy ra hiện tượng gì
Câu 7 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 250C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là

  • A
    10,5
  • B
    7,0
  • C
    14,0
  • D
    21,0
Câu 8 :

Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 30% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,... Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Công thức phân tử của catechin là C15H14O6
  • B
    Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol
  • C
    Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH
  • D
    Catechin thuộc loại hợp chất thơm.
Câu 9 :

Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?

  • A
    Giấm (dung dịch có acetic acid)
  • B
    Dung dịch NaCl
  • C
    Nước chanh (dung dịch có citric acid)
  • D
    Xà phòng có tính kiềm nhẹ
Câu 10 :

Phenol là hợp chất hữu cơ có tính

  • A
    acid yếu
  • B
    base yếu
  • C
    acid mạnh
  • D
    base mạnh
Câu 11 :

Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 12 :

Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của phenol đó là

  • A
    2-methyphenol
  • B
    3-methyphenol
  • C
    4-methylphenol
  • D
    hydroxytoluene
Câu 13 :

Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, thuộc dãy phenol có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân của X là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 14 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường

(2) phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường

(3) phenol tan tốt trong nước khi đun nóng

(4) nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn ethanol

(5) phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng

Số phát biểu đúng là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 15 :

Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có

  • A
    nhóm –OH và vòng benzene
  • B
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • C
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no
  • D
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene
Câu 16 :

Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

  • A
    Phenol
  • B
    Ethanol
  • C
    Toluene
  • D
    Glycerol
Câu 17 :

 

Phenol (công thức hóa học C6H5OH) là một hợp chất phổ biến trong bộ môn Hóa học. Đây là chất rắn ở dạng tinh thể, không màu, có mùi đặc trưng và nóng chảy ở nhiệt độ 43oC. Khi để bên ngoài không khí, phenol sẽ bị oxi hóa một phần chuyển sang màu hồng, và bị chảy rữa do hút ẩm. Phenol trước đây được chiết xuất từ nhựa than đá. Nhưng sau này, để đáp ứng nhu cầu lớn (khoảng 7 triệu tấn/năm), phenol được điều chế chủ yếu bằng cách oxi hóa các chế phẩm dầu mỏ.

Trong công nghiệp, phenol được sử dụng rộng rãi để chế tạo nhựa, tơ sợi hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm, thuốc nổ, thuốc sát trùng, thuốc chữa cúm, ...

Khi tiếp xúc với phenol, cần tuyệt đối tránh để phenol chạm trực tiếp vào da, mắt và các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Phenol là một chất rất độc, khi rơi vào da sẽ gây bỏng hóa học rất nặng. Ngoài ra, phần da chạm vào phenol rất dễ nổi mụn nước lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, phenol cũng được chứng minh gây nhiều tác hại cho cơ thể người như rối loạn nhịp tim, tai biến, đau thận, đau gan, hôn mê.

Trong Thế chiến thứ hai, phenol được sử dụng để làm chất độc giết người cho lò hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hoặc tiêm trực tiếp vào các nạn nhân khiến họ tử vong.

Câu 17.1

Hãy chọn các câu phát biểu đúng về phenol?

(1) Hợp chất thuộc loại phenol là hợp chất có vòng benzen và có nhóm -OH.

(2) Phenol là hợp chất chứa một hoặc nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.

(3) Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.

(4) Phenol tan trong nước lạnh vô hạn.

(5) Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natri phenolat.

  • A.
    (1), (2), (3), (5).
  • B.
    (1), (2), (5).
  • C.
    (2), (3), (5).
  • D.
    (2), (3), (4).
Câu 17.2

Để rửa sạch chai lọ đựng phenol, nên dùng cách nào sau đây?

  • A.
    Rửa bằng xà phòng.
  • B.
    Rửa bằng nước.
  • C.
    Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
  • D.
    Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước.
Câu 17.3

Trong một lần làm thí nghiệm chẳng may do sơ ý, bạn An đã làm phenol đổ ra tay và bị bỏng. Cô giáo thấy vậy liền cấp cứu sơ bộ cho An như sau: “Rửa nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi rửa lại bằng nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Em hãy giải thích tại sao cô giáo lại làm như vậy?

  • A.
    Vì glixerol phản ứng với phenol sinh ra hợp chất không độc.
  • B.
    Vì glixerol hòa tan được phenol.
  • C.
    Vì glixerol có tính tẩy rửa.
  • D.
    Vì glixerol có tính oxi mạnh sẽ oxi hóa phenol.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các phát biểu sau về phenol

a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol

b) Phenol tác dụng với dung dịch NaOH

c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3

d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn vào vòng benzene

Số phát biểu đúng là?

 

  • A

    1

  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Câu 2 :

Cho hai phản ứng sau:

(1) \({C_6}{H_5}OH + N{a_2}C{O_3} \to {C_6}{H_5}ONa + NaHC{O_3}\)

(2) \({C_6}{H_5}ONa + C{O_2} + {H_2}O \to {C_6}{H_5}OH + NaHC{O_3}\)

Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol

  • A
    là một acid mạnh
  • B
    là một base mạnh
  • C
    có tính acid mạnh hơn nấc 1 của H2CO3
  • D
    có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

(1) chứng tỏ phenol có tính acid

(2) chứng tỏ phenol có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3

Đáp án C

Câu 3 :

Sản phẩm khi cho hợp chất hữu cơ sau tác dụng với dung dịch Na2CO3:

  • A
    . và NaHCO3
  • B
    và CO2
  • C
    và NaOH
  • D
    và NaHCO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

Câu 4 :

X có công thức phân tử C7H8O, có chứa vòng benzene và phản ứng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là

  • A
    4
  • B
    3
  • C
    5
  • D
    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các đồng phân của C7H8O, lựa chọn công thức phù hợp

Lời giải chi tiết :

Câu 5 :

Trong công nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?

  • A
    benzene
  • B
    cumene
  • C
    Cholorobenzene
  • D
    Than đá

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện nay, phần lớn phenol và acetone đều được sản xuất trong công nghiệp từ phản ứng oxi hóa cumene

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 6 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A
    nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng
  • B
    dung dịch trong suốt
  • C
    xuất hiện kết tủa trắng
  • D
    không xảy ra hiện tượng gì

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của phenol và dung dịch bromine

Lời giải chi tiết :

Nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng

Đáp án A

Câu 7 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 250C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là

  • A
    10,5
  • B
    7,0
  • C
    14,0
  • D
    21,0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol va ethanol, viết PTPU

Lời giải chi tiết :

Số mol H2: \(\frac{{1239,5}}{{1000.24,79}} = 0,05(mol)\)

Số mol NaOH: \(0,5.\frac{{100}}{{1000}} = 0,05(mol)\)

Chỉ có phenol tác dụng với NaOH

PTHH:

\(\begin{array}{l}{C_6}{H_5}OH + NaOH \to {C_6}{H_5}ONa + {H_2}O\\0,05 \leftarrow {\rm{      0,05}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{C_6}{H_5}OH + Na \to {C_6}{H_5}ONa + \frac{1}{2}{H_2}\\0,05 \to {\rm{                                   0,025}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{C_2}{H_5}OH + Na \to {C_6}{H_5}ONa + \frac{1}{2}{H_2}\\0,05 \leftarrow {\rm{                                    0,025}}\end{array}\)

Khối lượng của hỗn hợp X là: m = 0,05.94 + 0,05.46 = 7,0 (gam)

Đáp án B

Câu 8 :

Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 30% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,... Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Công thức phân tử của catechin là C15H14O6
  • B
    Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol
  • C
    Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH
  • D
    Catechin thuộc loại hợp chất thơm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 9 :

Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?

  • A
    Giấm (dung dịch có acetic acid)
  • B
    Dung dịch NaCl
  • C
    Nước chanh (dung dịch có citric acid)
  • D
    Xà phòng có tính kiềm nhẹ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol nên khi bị bỏng do tiếp xúc cần có hóa chất để trung hòa phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol có tính acid yếu nên sử dụng xà phòng có tính kiềm nhẹ để trung hòa phenol tạo muối (không độc)

Đáp án D

Câu 10 :

Phenol là hợp chất hữu cơ có tính

  • A
    acid yếu
  • B
    base yếu
  • C
    acid mạnh
  • D
    base mạnh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol có tính acid yếu vì tác dụng được với NaOH và muối Na2CO3

Câu 11 :

Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất tác dụng được với NaOH là phenol, theo tỉ lệ 1 : 1 có 1 nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzene

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 12 :

Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của phenol đó là

  • A
    2-methyphenol
  • B
    3-methyphenol
  • C
    4-methylphenol
  • D
    hydroxytoluene

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của hợp chất phenol

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 13 :

Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, thuộc dãy phenol có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân của X là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết các đồng phân chứa vòng benzene của C7H8O

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 14 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường

(2) phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường

(3) phenol tan tốt trong nước khi đun nóng

(4) nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn ethanol

(5) phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng

Số phát biểu đúng là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của phenol

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, phenol tan vô hạn ở 66oC

(3) đúng

(4) đúng, vì khối lượng của phenol lớn và tồn tại ở thể rắn

(5) đúng

Đáp án B

Câu 15 :

Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có

  • A
    nhóm –OH và vòng benzene
  • B
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • C
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no
  • D
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene

Đáp án B

Câu 16 :

Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

  • A
    Phenol
  • B
    Ethanol
  • C
    Toluene
  • D
    Glycerol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất rắn thường có từ 5 carbon trở lên

Lời giải chi tiết :

Phenol là chất rắn ở điều kiện thường.

Đáp án A

Câu 17 :

 

Phenol (công thức hóa học C6H5OH) là một hợp chất phổ biến trong bộ môn Hóa học. Đây là chất rắn ở dạng tinh thể, không màu, có mùi đặc trưng và nóng chảy ở nhiệt độ 43oC. Khi để bên ngoài không khí, phenol sẽ bị oxi hóa một phần chuyển sang màu hồng, và bị chảy rữa do hút ẩm. Phenol trước đây được chiết xuất từ nhựa than đá. Nhưng sau này, để đáp ứng nhu cầu lớn (khoảng 7 triệu tấn/năm), phenol được điều chế chủ yếu bằng cách oxi hóa các chế phẩm dầu mỏ.

Trong công nghiệp, phenol được sử dụng rộng rãi để chế tạo nhựa, tơ sợi hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm, thuốc nổ, thuốc sát trùng, thuốc chữa cúm, ...

Khi tiếp xúc với phenol, cần tuyệt đối tránh để phenol chạm trực tiếp vào da, mắt và các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Phenol là một chất rất độc, khi rơi vào da sẽ gây bỏng hóa học rất nặng. Ngoài ra, phần da chạm vào phenol rất dễ nổi mụn nước lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, phenol cũng được chứng minh gây nhiều tác hại cho cơ thể người như rối loạn nhịp tim, tai biến, đau thận, đau gan, hôn mê.

Trong Thế chiến thứ hai, phenol được sử dụng để làm chất độc giết người cho lò hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hoặc tiêm trực tiếp vào các nạn nhân khiến họ tử vong.

Câu 17.1

Hãy chọn các câu phát biểu đúng về phenol?

(1) Hợp chất thuộc loại phenol là hợp chất có vòng benzen và có nhóm -OH.

(2) Phenol là hợp chất chứa một hoặc nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.

(3) Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.

(4) Phenol tan trong nước lạnh vô hạn.

(5) Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natri phenolat.

  • A.
    (1), (2), (3), (5).
  • B.
    (1), (2), (5).
  • C.
    (2), (3), (5).
  • D.
    (2), (3), (4).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phenol.

Lời giải chi tiết :

(1) sai, loại hợp chất phenol là hợp chất có nhóm OH đính trực tiếp với vòng benzen.

(2) đúng.

(3) đúng, phản ứng chứng minh: C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH + NaHCO3.

(4) sai, phenol ít tan trong nước lạnh.

(5) đúng, PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Vậy các phát biểu đúng là (2), (3), (5).

Câu 17.2

Để rửa sạch chai lọ đựng phenol, nên dùng cách nào sau đây?

  • A.
    Rửa bằng xà phòng.
  • B.
    Rửa bằng nước.
  • C.
    Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
  • D.
    Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol.

Lời giải chi tiết :

Để rửa sạch chai lọ đựng phenol ta nên dùng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước vì phenol phản ứng với NaOH sinh ra C6H5ONa là chất tan nhiều trong nước, dễ dàng bị rửa trôi bằng nước.

PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Câu 17.3

Trong một lần làm thí nghiệm chẳng may do sơ ý, bạn An đã làm phenol đổ ra tay và bị bỏng. Cô giáo thấy vậy liền cấp cứu sơ bộ cho An như sau: “Rửa nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi rửa lại bằng nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Em hãy giải thích tại sao cô giáo lại làm như vậy?

  • A.
    Vì glixerol phản ứng với phenol sinh ra hợp chất không độc.
  • B.
    Vì glixerol hòa tan được phenol.
  • C.
    Vì glixerol có tính tẩy rửa.
  • D.
    Vì glixerol có tính oxi mạnh sẽ oxi hóa phenol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của phenol.

Lời giải chi tiết :

Do sự tan của phenol trong glixerol lớn hơn rất nhiều trong da nên glixerol sẽ kéo/chiết dần phenol ra.

close