Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính hay nhất

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

KB 1

     Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống, thể hiện chân thực cuộc sống bi thảm, bế tắc của nhiều số phận, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ nghèo trong xã hội phong kiến xưa kia.

KB 2

     Như vậy kết lại, Quan Âm Thị Kính nói chung cũng trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu trong sân khấu chèo truyền thống, trở thành dấu ấn đặc sắc trong nền văn hóa nghệ thuật dân gian của Việt Nam ta. Nó không chỉ thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, mà còn là nỗi đau đớn về số phận éo le và bế tắc của họ trong cuộc sống gia đình, trong hôn nhân và trong xã hội phong kiến quá đỗi hà khắc. Đồng thời cũng lên án, phê phán sâu sắc những cái ác, cái oan nghiệt trong xã hội cũ dẫn tới bi kịch của người phụ nữ.

KB 3

     Đoạn trích là một đoạn trích nhiều kịch tính thể hiện sự oan khuất của Thị Kính khi sống trong gia đình chồng, nỗi oan thấu trời khiến cho cô không thể nói gì mà chỉ biết câm lặng. Số phận của Thị Kính là số phận chung của người phụ nữ xưa.

KB 4

     Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

KB 5

     Đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa, không được sống là chính mình, không có tiếng nói riêng, không được đem lại hạnh phúc cho bản thân, sống dựa vào người khác, mang những nỗi oan, nỗi ấm ức không thể thanh minh do chính xã hội đem lại.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close