Tình yêu sách (Trần Hoài Dương)Tình yêu sách (Trần Hoài Dương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Trần Hoài Dương (1943 - 2011) tên khai sinh là Trần Bắc Qùy, quê quán tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - Là nhà văn cả đời chỉ viết cho thiếu nhi. Nhà văn Trần Hoài Dương có những tác phẩm rất nổi tiếng được lứa tuổi học trò yêu thích như “Cuộc phiêu lưu của những con chữ”, “Một thoáng heo may phương Nam”, “Miền xanh thẳm”, “Nàng công chúa biển”.. Sau khi nhà văn Trần Hoài Dương qua đời, nhiều cuốn sách của ông vẫn liên tục được tái bản để bồi đắp tâm hồn cho trẻ thơ. 2. Sự nghiệp - Năm 1060, ông học lớp Báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương khóa 1. - Trước năm 1975, ông từng là cán bộ biên tập của Tạp chí Cộng sản. Do đam mê sáng tác truyện ngắn, truyện dài, nên đưa đơn xin chuyển công tác báo Văn Nghệ. - Sau năm 1975, Trần Hoài Dương vào Sài Gòn làm việc ở bộ phận miền Nam của báo Văn Nghệ. - Đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ - Đạt giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm. 3. Tác phẩm tiêu biểu: Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, 1963); Đến những nơi xa (tập truyện ngắn, 1968); Cây lá đỏ (tập truyện ngắn, 1971); Cuộc phiêu lưu của những con chữ (tập truyện ngắn, 1975); Con đường nhỏ (tập truyện ngắn, 1976); Hoa của biển (truyện dài, 1976); Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (truyện dài, 1979); Lá non (tập truyện ngắn, 1981); … Sơ đồ tư duy tác giả Trần Hoài Dương: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Trích Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017 – tác phẩm đoạt Giải B của Hội Nhà văn năm 2001. Truyện kể về Thiện – một cậu bé nhân hậu, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và say mê đọc sách. Tuy phải xa nhà để trọ học nhưng em vẫn luôn được sống trong tình thương yêu, đồng cảm, sẻ chia của thầy cô giáo, các anh em kết nghĩa và bạn bè. b. Tóm tắt Vào cuối những năm 1956, thư viện của tỉnh Bắc Giang bắt đầu được thành lập. Mọi người đều hớn hở đến xem nhưng chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ. Mặc dù không có thẻ nhưng chiều nào tôi cũng ngồi hành lang để nhờ mấy anh lớn cho tôi đọc ké sách báo. Các anh cũng phải khôn khéo lắm mới giấu không cho cô thủ thư biết nhưng có lần cô cũng phát hiện, thấy tôi đang ngồi ngốn ngấu đọc, cô cũng lờ đi. Dần dà tôi làm quen được với cô, cô là cô Uyên, em gái của nhà văn Kim Lân. Tôi giúp cô làm sổ sách, ghi kí hiệu tác phẩm, dán lại các trang sách hư cũ, thấy tôi nhanh nhẹn cần cù cô cũng đặc cách cấp cho tôi một chiếc thẻ, không những đọc tại chỗ mà còn được mượn về nhà nữa. Dần dà số sách ở thư viện không thỏa mãn được tôi, tôi thường xuyên ra hiệu sách nhân dân, xem có gì mới lập tức về báo cho cô Uyên biết. Tôi sung sướng và run rẩy khi lần đầu tiên trông thấy quyển “Những người khốn khổ” của Victor Hugo được xuất bản một cách hoàn chỉnh. Tôi chạy như bay và nài nhỉ cô Uyên đưa tiền để tôi đi mua giúp sách cho cô. Sắp hết giờ làm việc, cô cho phép tôi đi mua sách và mang về đọc tranh thủ. Tôi mừng run người và đọc hết tập một ngay đêm đó. Và tôi ước gì có ngay tập hai, tập ba để đọc liền mạch. Tôi thấy tâm hồn tôi đẹp thêm lên biết bao nhiêu nhờ những trang sách chứa chan lòng yêu thương. c. Bố cục: 2 phần - Phần 1 (từ đầu đến “bao nhiêu là sách. […]”): Niềm đam mê đọc sách của “tôi” - Phần 2 (còn lại): d. Thể loại: truyện dài e. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách. b. Giá trị nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, các câu chuyện đan xen lồng ghép - Các dẫn chứng đắt giá góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
Quảng cáo
|