Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) 8Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này. - Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản. 2. Sự nghiệp - Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. - Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các tập: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),... Sơ đồ tư duy tác giả Nguyễn Thành Long: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Ý nghĩa nhan đề - Với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đềm, thơ mộng, tác giả ca ngợi những con người hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả đều đang cống hiến lặng lẽ âm thầm. - Nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện sự lớn lao của những con người trên mảnh đất ấy. Với tên truyện như vậy, phải chăng tác giả đã lấy địa danh làm nền để khắc họa vẻ đẹp con người? b. Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. c. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. - Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. d. Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe. - Phần 2 (tiếp theo đến “không có vật gì như thế”): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. - Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. b. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên. - Nhân vật chính được miêu tả từ nhiều điểm nhìn. - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận. - Truyện ngắn giàu chất thơ: + Chất thơ toát ra từ phong cảnh thiên nhiên Sa Pa + Vẻ đẹp của con người nơi Sa Pa. - Lời văn mượt mà, trau chuốt, đầy chất thơ, giàu chất hội họa, trong trẻo. Sơ đồ tư duy văn bản Lặng lẽ Sa Pa:
Quảng cáo
|