Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương)Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. - Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân. 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính - Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,... b. Phong cách nghệ thuật - Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. - Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời. Sơ đồ tư duy tác giả Trần Tế Xương: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu còn có tên gọi khác là Vinh khoa thi Hương, được sáng tác năm 1897 b. Bố cục: 4 phần (Đề – Thực – Luận – Kết) - Đề (2 câu đầu): Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX - Thực (2 câu tiếp): Hình ảnh các sĩ tử khi đi thi - Luận (2 câu tiếp): Hình ảnh những ông bà lớn - Kết (2 câu cuối): Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi c. Thể loại: thơ d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. b. Giá trị nghệ thuật - Nghệ thuật đối, đảo ngữ - Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm Sơ đồ tư duy văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:
Quảng cáo
|