Tiết 4 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 117 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Vì sao Ngân Hà không phải là dòng nước?

Vào những buổi tối trời quang đãng, chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng trên trời, đó chính là dải Ngân Hà. Mặc dù gọi là “hà” (sông) nhưng dải Ngân Hà hoàn toàn khác với các con sông trên Trái Đất. Trên đó không có nước, có hàng vạn vạn tỉ tỉ vì sao tập trung lại với nhau, đều có khả năng phát sáng. Khi chúng ta nhìn từ xa thì thấy chúng như là một dòng sông lấp lánh tuyệt đẹp.

 

Phương pháp giải:

Em có thể tra từ điển tiếng việt hoặc dựa trên kiến thức đã học để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Danh từ:

+ Danh từ chung: trời, nước

+ Danh từ riêng: Ngân Hà, Trái Đất

- Tính từ: Sáng, quang đãng, tuyệt đẹp

- Đại từ: Chúng ta

- Kết từ: đó, mà, thì, mặc dù, nhưng

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 117 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Dựa vào nội dung một đoạn văn trong bài đọc Vì sao có cầu vồng? (trang 99), viết 1 – 2 câu giải thích hiện tượng mà đoạn văn đó nêu ra. Chỉ ra các đại từ và kết từ trong những câu em viết.

Phương pháp giải:

Em có thể tìm kiếm trên sách, báo, internet để giải thích hiện tượng

Lời giải chi tiết:

Cầu vồng xuất hiện khi ánh nắng Mặt Trời chiếu qua các hạt nước trong không khí sau cơn mưa, tạo ra vòng ánh sáng bảy màu. Điều này xảy ra do tia sáng bị phân thành các màu khác nhau khi đi qua giọt nước. Trên Trái Đất, chúng ta chỉ thấy được một nửa cầu vồng do độ cong của Trái Đất. Tuy nhiên, nếu quan sát từ vệ tinh hay tàu vũ trụ, chúng ta có thể thấy toàn bộ vòng cầu vồng.

Các đại từ: “chúng ta”, và “nó”.

Các kết từ: “Do”, “tuy nhiên” và “nếu”

  • Tiết 5 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

    Ở lớp 4 và lớp 5, em đã tập viết bài văn tả những loại sự vật nào?

  • Tiết 6 trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

    Tìm câu đơn, câu ghép trong các đoạn văn sau: a, Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê, rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyền, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. b, Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền vẫn lao mình tới.

  • Tiết 7 trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh nắng sớm. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. b) Viết đoạn văn ngắn tả cảnh bắt đầu một trận mưa rào. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

  • Tiết 9 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

    Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào?

  • Tiết 10 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

    Tìm trong các đoạn văn dưới đây những biện pháp liên kết câu mà em đã học: Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió sớm chạy vội và khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng. Nắng lốm đốm và làm tươi hẳn lên cái áo vội vàng của ngôi trường. Hình như không thể nào cưỡng nổi, cổng trường rung lên rồi mở tung ra. Tràn ngập sân trường âm thanh lảnh lót của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp nơi khắp chốn...

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close