Câu đơn và câu ghép trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diềuĐánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nhận xét 1 Trả lời câu hỏi 1 Nhận xét trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Biển luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. VŨ TÚ NAM Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu. Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đoạn văn trên gồm 5 câu, chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu như sau: Câu 1: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.” => Chủ ngữ: “Biển”, vị ngữ: “luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”. Câu 2: “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.” => Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “xanh thẳm”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch”. Câu 3: “Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.” => Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “rải mây trắng nhạt”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “mơ màng dịu hơi sương”. Câu 4: “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.” => Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “âm u mây mưa”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “xám xịt, nặng nề”. Câu 5: “Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.” => Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “ầm ầm dông gió”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “đục ngầu, giận dữ”. Nhận xét 2 Trả lời câu hỏi 2 Nhận xét trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp: a, Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành). b, Câu ghép (câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành). Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a) Câu đơn: Câu 1. b) Câu ghép: Câu 2, Câu 3, Câu 4, Câu 5. Nhận xét 3 Trả lời câu hỏi 3 Nhận xét trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn được không? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn. Vì mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép đều có thể tồn tại độc lập, mang một ý nghĩa hoàn chỉnh và không phụ thuộc vào cụm chủ ngữ – vị ngữ khác. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 Luyện tập trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép. Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh. Sương giá quấn quanh ngọn những cành cây khô. Đêm xuống, gió bấc thổi hun hút. Chú chim sâu rét. Chú đâm nản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngái treo đu đưa. Mặt Trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ. Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Các câu ghép gồm: Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh => Chủ ngữ “Vườn cây”, vị ngữ “vào đông”; chủ ngữ “lá vàng”, vị ngữ “bay lả tả trên nền đất lạnh.” Mặt Trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ. => Chủ ngữ “Mặt trời”, vị ngữ “đã lên cao”; chủ ngữ “chú”, vị ngữ “mới ra khỏi tổ.” Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 Luyện tập trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều Một bạn học sinh chép theo trí nhớ một đoạn văn của nhà văn Phong Thu nhưng chưa thật chính xác. Em hãy giúp bạn chuyển những cặp câu đơn có quan hệ chặt chẽ với nhau thành câu ghép. Tất cả các bà mẹ đều yêu thương con mình. Con rét thì mẹ lạnh. Con ngã thì mẹ đau. Con đói. Ruột gan mẹ cồn cào. Con ngoan. Mặt mẹ nở hoa. Con hư. Lòng mẹ rầu rĩ… Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức câu ghép để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tất cả các bà mẹ đều yêu thương con mình. Con rét thì mẹ lạnh. Con ngã thì mẹ đau. Con đói, ruột gan mẹ cồn cào. Con ngoan, mặt mẹ nở hoa. Con hư, lòng mẹ rầu rĩ…
Quảng cáo
|