Soạn bài Vào chùa gặp lại SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hy sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm Vào chùa gặp lại kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật.

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hy sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả Minh Chuyên: 

+ Sinh năm 1948, quê ở Thái Bình. 

+ Là một tác giả đã có nhiều năm công tác và làm việc tại miền Đông Nam Bộ. Ông đã trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh nhưng may mắn giữ được tính mạng nhưng những người đồng đội của ông người thì mất, người thì không còn nguyên vẹn.

+ Suốt một đời văn chỉ viết một đề tài hậu chiến.

- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: 

+ Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường. 

+ Có những người sau cuộc chiến đã hi sinh, còn những người còn sống nhưng cũng bị thương tật, bệnh tật đầy mình hoặc tổn thương nặng nề về tinh thần. 


Xem thêm
Cách 2

- Thông tin về tác giả:

+ Nhà văn Minh Chuyên có tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên. 

+ Minh Chuyên sinh năm tại tỉnh Thái Bình.

+ Là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993

+  Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006); Kịch bản truyền hình (tập kịch văn học, 2007); Những linh hồn da cam (tập ký 2008); Linh hồn Việt Cộng (tập ký 2009), Điểm tựa cuộc đời (tập truyện ký, 1997);…

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các thông tin cụ thể về người thật, việc thật được nêu ở phần 1.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1, tìm ra những chi tiết thể hiện thông tin cụ thể về người thật, việc thật.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thông tin cụ thể: 

+ Có địa chỉ cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương.

+ Có tên người: Thân. Là một đồng chí cũ giờ đang đi tu và nhận nuôi năm đứa trẻ bệnh tật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Có địa chỉ cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương.

+ Có tên người: Thân. Là một đồng chí cũ giờ đang đi tu và nhận nuôi năm đứa trẻ bệnh tật.

Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về “một thời gian đã qua” ở chiến trường?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1, chỉ ra câu chuyện mà sư Đàm Thân đã kể.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu chuyện: Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra. Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom. Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom. Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa dần dần và sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu, bỏ quên hồng trần muốn giúp đỡ mọi người. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra.

- Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom.

- Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.

- Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa dần dần và sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu, bỏ quên hồng trần muốn giúp đỡ mọi người. 

Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1, qua câu chuyện ở chiến trường, tìm ra điểm đặc biệt. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sau khi trải qua rất nhiều những biến cố đau khổ, nữ quân y đã quyết định không xây dựng gia đình mà đi tu và giúp đỡ mọi người. 


Xem thêm
Cách 2

Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân đặc biệt ở chỗ: Sau khi trở về mong ước của cô là phó thác cuộc đời nơi Tam Bảo. 

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý phân biệt lời nhân vật (sư Đàm Thân) và lời người kể chuyện xưng “tôi” trong phần 2. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2, phân biệt bằng cách chú ý các lời đối thoại. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lời nhân vật: Đàm Thân bảo: đó chỉ là ảo vọng và cho rằng ở chốn linh thiêng con người tu luyện không chỉ bằng tâm thể mà còn bằng hành thể... → Có lời dẫn tên nhân vật trước câu nói. 

- Còn các câu không có trích dẫn tên nhân vật là lời của người kể chuyện. 


Xem thêm
Cách 2

- Lời nhân vật: Ngôi chùa đầu tiên mở cửa đón Thân là chùa Đông Chú, Kiến Xương. Nhiệm vụ của Thân là vừa làm công việc của một chú tiểu, vừa lo săn sóc, nuôi dưỡng bác Trần Diệu Tánh bị tàn tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam, chân tay co quắp, liệt toàn thân....

- Lời người kể chuyện xưng “tôi”: Khi trao đổi với Ủy ban Mặt trận huyện Kiến Xương, tôi mới hay: Sở dĩ Đông Am là chùa gương mẫu vì sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo bá đạo len lỏi vào chùa. Không  lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,...

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những việc tốt đời đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2, tập trung đoạn cuối để tìm ra những việc tốt đẹp giúp đời của Đàm Thân. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Việc làm của Đàm Thân: 

+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa. 

+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa. 

+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người. 

→ Đàm Thân vừa tu tâm vừa sử dụng hành động để giúp đời. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa. 

+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa. 

+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người.

Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là:

- Ở chùa, vừa lễ Phật, vừa cầu kinh, vừa xốc vác cùng mọi người tu sửa, cải tạo, mở mang, biến một ngôi chùa vốn hoang tàn thành ngôi chùa sạch cỏ, đỏ nhang.

- Sư về làm trụ trì, chùa Đông Am liên tục đoạt danh hiệu chùa "Bốn gương mẫu". Sở dĩ được vậy là vì: "sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,..."

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tình huống bất ngờ ở đây là gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3, tìm ra tình huống bất ngờ xảy ra với Đàm Thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tình huống bất ngờ: Sự xuất hiện của anh Quân, người mà Đàm Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sự xuất hiện của anh Quân, người mà Đàm Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh

Tình huống bất ngờ ở đây là Quân vốn tưởng đã chết, nay lại xuất hiện trước mặt sư và anh còn sống.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3, nhân vật Quân đã kể lại câu chuyện gì với Đàm Thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu chuyện: Nhân vật Quân đã kể lại sự việc anh thoát chết như thế nào và cũng nhận được tin Thân mất. Anh chưa kịp về ngay do còn vết thương và nghĩ về cũng không còn gì. Đến khi anh nhận được tin từ mẹ của Thân anh mới biết Thân còn sống và tìm đến đây.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nhân vật Quân đã kể lại sự việc anh thoát chết như thế nào và cũng nhận được tin Thân mất. Anh chưa kịp về ngay do còn vết thương và nghĩ về cũng không còn gì. Đến khi anh nhận được tin từ mẹ của Thân anh mới biết Thân còn sống và tìm đến đây.

Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện chiến trường nơi anh làm nhiệm vụ, lí do anh còn sống và đến bây giờ mới trở về.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình dung về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3, sau khi nghe Quân mở lời đón Thân về, Thân đã có suy nghĩ như thế nào, từ đó rút ra được tình cảm và thái độ. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hình dung về tình cảm, thái độ của nhân vật Thân: Vừa mừng vừa thương

+ Mừng vì anh Quân đã vượt qua khó khăn để mạnh khỏe đứng ở đây. 

+ Thương vì không thể cùng anh Quân sống cùng nhau phần đời còn lại. 

→ Thân vẫn còn rất yêu thương Quân tuy nhiên giờ Thân còn việc khác phải làm không thể vì suy nghĩ hạnh phúc cá nhân mà bỏ tất cả. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Vừa mừng vừa thương. 

+ Mừng vì anh Quân đã vượt qua khó khăn để mạnh khỏe đứng ở đây. 

+ Thương vì không thể cùng anh Quân sống cùng nhau phần đời còn lại. 

→ Thân vẫn còn rất yêu thương Quân tuy nhiên giờ Thân còn việc khác phải làm không thể vì suy nghĩ hạnh phúc cá nhân mà bỏ tất cả. 

Về tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể: mừng vì anh còn sống, thương vì cô không thể chăm lo phần đời con lại của Quân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 9

Câu 9 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3, từ suy nghĩ và lời nói của Thân đáp lại Quân, rút ra lý do từ chối.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lý do: Thân do ảnh hưởng từ lần bị thương nặng, phần thân dưới đã bị tê nặng, không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thân do ảnh hưởng từ lần bị thương nặng, phần thân dưới đã bị tê nặng, không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu. 

Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân phần vì giữ đạo, phần vì cô không còn khả năng... do ảnh hưởng của chất độc màu da cam và vết thương cột sống. Cô biết mình không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân, chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lòng cô mới bớt nỗi sầu đau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 10

Câu 10 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3 đoạn cuối, sau này Thân đi Bình Dương đã gặp Quân như thế nào? Tìm ra chi tiết hoàn cảnh của Quân.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hành động của Quân: Quân cũng quyết định đi tu do không muốn làm khổ vợ con. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quân cũng quyết định đi tu do không muốn làm khổ vợ con. 

Hành động của Quân khiến người đọc bất ngờ là việc anh xuất gia, đi tu ở chùa Bình Dương.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 11

Câu 11 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình dung về sư Đàm Thân qua lời kể của tác giả?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3 đoạn cuối, tìm ra chi tiết hình dung về sư Đàm Thân. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hình dung về sư Đàm Thân: 

+ Vẫn dáng đi hơi lệch, tập tễnh với màu áo nâu sẫm...

+ Nhìn thấy hoa của lòng người. 

→ Tác giả hình dung sư Đàm Thân tuy hình dáng không được thanh thoát, uyển chuyển nhưng đó là minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước, chính là đóa hoa đẹp nhất. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Vẫn dáng đi hơi lệch, tập tễnh với màu áo nâu sẫm...

+ Nhìn thấy hoa của lòng người. 

→ Đó là minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước, chính là đóa hoa đẹp nhất. 

Hình dung về sư Đàm Thân: giàu đức hi sinh, sống nhân hậu,...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm ra những nhân vật (từ tên và cách xưng hô) và nhân vật nào được xuất hiện nhiều nhất.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Có những nhân vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. 

- Nhân vật chính là sư Đàm Thân.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. 

- Nhân vật chính là sư Đàm Thân.

Văn bản trên có những nhân vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích. Trong đó nhân vật chính là sư Đàm Thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm ra tình huống gặp nữ quân y và dụng ý của tác giả khi đưa ra tình huống đó.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.

→ Ý nghĩa của tình huống này là: Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.


Xem thêm
Cách 2

- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.

→ Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm ra những chi tiết, câu văn thể hiện thái độ tình cảm đối với nhân vật chính của tác giả. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhân vật Đàm Thân: 

+ Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.

+ Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.

+ Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. 

- Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:

+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."


Xem thêm
Cách 2

Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:

+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Theo em, sự kết hợp này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm ra những chi tiết có thật và không có thật và tác dụng việc sử dụng yếu tố đó với nội dung và ý nghĩa.  


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:

+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.

- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:

+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

→ Theo em, sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.


Xem thêm
Cách 2

- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:

+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.

- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:

+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

→ Nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, qua những hành động thái độ hoàn cảnh và cách đối diện của họ với cuộc chiến và những hậu quả để đưa ra suy nghĩ cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Suy nghĩ của em: 

Chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho toàn bộ người dân không chỉ có đàn ông mà cả phụ nữ cũng phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Họ mất đi sức khỏe, có thể mất đi tính mạng nhưng vì một lòng yêu nước, họ đã không tiếc thân mình. Tất cả chỉ vì dân vì nước vì đời. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho toàn bộ người dân không chỉ có đàn ông mà cả phụ nữ cũng phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Họ mất đi sức khỏe, có thể mất đi tính mạng nhưng vì một lòng yêu nước, họ đã không tiếc thân mình. 

Từ văn bản, em cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Có thể thấy, tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, từ nội dung văn bản suy ra được thông điệp nhân sinh. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

+ Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường. 

+ Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước. 

→ Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

-Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.

Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường. Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước. Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khung khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người. Qua văn bản, tác giả còn muốn gửi tới mọi người thông điệp về lòng yêu nước, về sự biết ơn với những thế hệ đi trước đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Điều đó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay, là một thông điệp, một tư tưởng không bao giờ phai mờ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close