Soạn bài Đây mùa thu tới SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước bài thơ “Đây mùa thu tới” tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu? Em biết những bài thơ nào có đề tài viết về mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước bài thơ “Đây mùa thu tới” tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu?

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Xuân Diệu (1916-1985)

- Là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới". 

- Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với Xuân Diệu nếu "Tình không tuổi và xuân không ngày tháng" thì cảnh thu chứa đựng biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ "Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền”.

- Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi thu về... Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến...


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Xuân Diệu (1916-1985)

- Là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới". 

- Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. 

- Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi thu về... Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến...

- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em biết những bài thơ nào có đề tài viết về mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?


Phương pháp giải:

Lựa chọn những bài thơ em đã từng học hoặc sưu tầm thêm trên internet. Đưa ra những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những bài thơ về mùa thu: 

+ Sang thu của Hữu Thỉnh.

+ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 

+ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

+ Gió thu của Tản Đà.

+ Tức cảnh chiều thu của Bà Huyện Thanh Quan.

+ Thu rơi từng cánh của Nguyễn Bính.

- Qua những bài thơ về mùa thu, em thấy rằng mùa thu là một trong những đề tài được rất nhiều những nhà thơ yêu thích, khơi nguồn sáng tác ra rất nhiều các bài thơ hay và đặc sắc. Những bài thơ về thu da phần đề mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những bài thơ về mùa thu: 

+ Sang thu của Hữu Thỉnh.

+ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 

+ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

- Những bài thơ về thu da phần đề mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. 

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 1 chú ý vào dòng 3 và gợi nhớ tác dụng của điệp ngữ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ý nghĩa: Báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự giao cảm tinh tế nhạy bén. Sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình. Xuân Diệu đón mùa thu bằng cả tấm lòng. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự giao cảm tinh tế nhạy bén.

Sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình. 

Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 2 dòng đầu tiên, tập trung vào nghĩa của câu để nhận ra sự khác lạ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự khác lạ: “Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn. Tác giả không nói "đôi ba...”, mà lại viết "hơn một" cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

“Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn.

Tác giả không nói "đôi ba...”, mà lại viết "hơn một" cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới.


Tại sao lại là “Hơn một loài hoa’’ chứ không phải "Đã mấy loài hoa rụng dưới cành” như Thế Lữ đã từng sửa cho Xuân Diệu? “Một là duy nhất nhưng "hơn một” thì cái thế độc tôn ấy đã bị phá vỡ. “Hơn một" chứ không phải “nhiều” vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới vừa dột những đường chỉ đầu tiên của chiếc “do mơ phai” tuyệt đẹp. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mà tinh tế và chính xác vô cùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự tàn phai, rơi rụng cua “Bỗng hoa rứt cánh rơi không tiếng” ( Ý thu), mùa thu còn tràn sang những cảnh vật khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách chấm câu của khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 3, chú ý nghĩa của câu và dấu chấm câu cuối dòng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sử dụng dấu ba chấm ở cuối mỗi dòng thơ. Từ đó làm cho câu thơ thêm dài, tạo cho người đọc sự trải dài trong ý thơ và mở rộng mọi giác quan cho người đọc cảm nhận.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Làm cho câu thơ thêm dài, tạo cho người đọc sự trải dài trong ý thơ và mở rộng mọi giác quan cho người đọc cảm nhận.

Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ, tìm ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh tượng trưng) mà em ấn tượng nhất và đưa ra lý do.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Yếu tố tượng trưng: Rặng liễu.

- Lý do: Rặng liễu trầm mặc như "đứng chịu tang". Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ "buồn buông xuống". Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như "lệ ngàn hàng". Liễu được nhân hóa "đứng chịu tang", từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. 


Xem thêm
Cách 2

- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang". 

- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất, tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên, chỉ ra mối quan hệ giữa những chi tiết.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: 

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.


Xem thêm
Cách 2

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

→ Mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai, tìm ra những chi tiết hoa – lá – cành, chú ý vị trí sắp xếp các chi tiết để rút ra được ý nghĩa của việc sắp xếp đó.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. 

- Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. 

- Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. 

→ Có thể thấy, mùa thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới. 

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 và khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba, tìm ra không gian thơ trong hai khổ. So sánh hai không gian thơ đó và rút ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới. Tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu.

- Khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. Tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

→ Ý nghĩa: Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới.

- Khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. Tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

→ Sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò. 

- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ bốn và nội dung của toàn bài để giải thích tâm trạng. Tìm ra mạch cảm xúc chủ đạo cũng chính là cảm xúc của nhà thơ. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tâm trạng: Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ.

→ Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tâm trạng: Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". 

→ Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ. Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu và lý giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.


Phương pháp giải:

Tìm ra nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhớ lại nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ thu của Đỗ Phủ và Nguyễn Khuyến đã học. So sánh tìm ra điểm khác nhau. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Về nội dung: 

+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. 

+ Thu hứng của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. 

+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

- Về nghệ thuật:

+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

+ Thu hứng của Đỗ Phủ có bút pháp chấm phá và miêu tả cảnh vật đầy ngụ tình. Kết cấu của bài thơ được xây dựng chặt chẽ, hình ảnh được tạo ra với đặc trưng riêng, ngôn từ sử dụng nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ phản ánh chính xác tâm trạng u buồn của tác giả.

+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật tả cảnh và ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại để miêu tả mùa thu ở vùng Bắc Bộ, chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế đã tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, đồng thời thể hiện tình yêu của tác giả đối với quê hương và đất nước. 


Xem thêm
Cách 2

- Về nội dung: "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. Trong khi đó, "Thu hứng" của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. Còn "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

- Về nghệ thuật:

+ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

+ "Thu hứng" của Đỗ Phủ và "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đều sử dụng các thể thơ cổ điển, tạo nên sự trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến còn sử dụng thể thơ Lục bát, tạo nên sự độc đáo và phong phú cho tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close