Soạn bài Một thời đại trong thi ca SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiếtĐọc đoạn trích Một thời đại trong thi ca, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoài Thanh. Em có những hiểu biết gì về phong trào Thơ mới 1932 – 1945? Hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của phong trào thi ca này. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 129, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc đoạn trích Một thời đại trong thi ca, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoài Thanh. Phương pháp giải: Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên - Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. - Trước cách mạng: + Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam. + Tham gia cách mạng tháng 8 và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. - Sau cách mạng tháng 8: + Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam… - Các tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)… - Là nhà lý luận phê bình xuất sắc của nền Văn học Việt Nam hiện đại: “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” - Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi và giàu cảm xúc, hình ảnh. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương, độc đáo.
Xem thêm
Cách 2
+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên. + Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. + Trước cách mạng: * Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam. * Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. + Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…
Xem thêm
Cách 2
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 129, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Em có những hiểu biết gì về phong trào Thơ mới 1932 – 1945? Hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của phong trào thi ca này. Phương pháp giải: Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: Cách 1 * Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau: - Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên. - Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” → Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn. - Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào.
Xem thêm
Cách 2
Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau: + Giai đoạn 1932 – 1935 Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ … Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên + Giai đoạn 1936-1939 Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này + Giai đoạn 1940-1945 Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 129, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tác giả đưa ra tiêu chí nào để so sánh giữa thơ cũ và thơ mới? Phương pháp giải: Đọc đoạn văn một, chú ý những tiêu chí để so sánh, thấy được sự khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tiêu chí: Sánh thời đại với thời đại: Thời đại phong phú về nội dung và nghệ thuật.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tiêu chí: Sánh thời đại với thời đại: Thời đại phong phú về nội dung và nghệ thuật. Tiêu chí được nêu ra để phân biệt thơ mới và thơ cũ không được nêu ra rõ ràng bởi mỗi thời đại đều có những nhà thơ theo trường phái nhất định vì vậy họ mới có thể viết ra những câu thơ cũ trong thời đại mới và những câu mới trong thời đại cũ. Cách duy nhất để hiểu được tinh thần thơ cho đúng là phải so sánh các bài thơ với nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Câu văn nào cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh. Phương pháp giải: Đọc đoạn văn một, tìm ra luận điểm khái quát thể hiện nội dung chính. Lời giải chi tiết: Cách 1 Luận điểm: Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Xem thêm
Cách 2
Câu văn cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh: Các thời đại vẫn liên tiếp cũng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Vì sao khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại “bỡ ngỡ” và “như lạc loài”? Phương pháp giải: Đọc đoạn văn một, đọc kĩ các câu văn để tìm ra lý do. Lời giải chi tiết: Cách 1 Lí do: Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: quan niệm cá nhân. Từ trước đến giờ chỉ có đoàn thể, tập thể không có cá nhân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: quan niệm cá nhân. Khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại "bỡ ngỡ" và "như lạc loài" vì nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 4 Câu 4 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đoạn văn cho biết điều gì về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới? Phương pháp giải: Đọc đoạn văn gần cuối phần 2, chỉ ra đặc điểm hồn thơ của nhà thơ mới. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đặc điểm: + Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. + Ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư. + Ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. + Ta đắm say cùng Xuân Diệu. + Ta ngẩn ngơ, buồn trở về ta cùng Huy Cận.
Xem thêm
Cách 2
Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 5 Câu 5 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào? Phương pháp giải: Đọc đoạn văn phần 3, đưa ra cách giải tỏa những bi kịch đời các nhà thơ lãng mạn. Lời giải chi tiết: Cách 1 Bi kịch: Họ gửi vào hết vào tiếng Việt. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Họ muốn gửi nỗi băn khoăn, nỗi niềm hết vào đó để giải tỏa những bi kịch.
Xem thêm
Cách 2
Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách: Đưa bi kịch ấy gửi cả vào tiếng Việt.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Từ nội dung văn bản, em hiểu nhan đề của bài viết thế nào? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, dựa vào nội dung để hiểu nhan đề. Lời giải chi tiết: Cách 1 Từ nội dung văn bản, ta có thể thấy nhan đề Một thời đại trong thi ca đã bao quát được phần lớn nội dung và chủ đề chính của tác phẩm. Đó chính là viết về thơ ca ở một thời đại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhan đề Một thời đại trong thi ca đã bao quát được phần lớn nội dung và chủ đề chính của tác phẩm. Đó chính là viết về thơ ca ở một thời đại. Từ nội dung văn bản, ta có thể thấy nhan đề “Một thời đại trong thi ca” đã bao quát được phần lớn nội dung và chủ đề chính của tác phẩm. Đó chính là viết về thơ ca ở một thời đại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 1, chỉ ra cách thuyết phục người đọc của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các bài thơ kể cả thơ mới với thơ cũ để so sánh với nhau.
Xem thêm
Cách 2
Tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các bài thơ kể cả thơ mới với thơ cũ để so sánh với nhau.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng ở phần 2 theo gợi ý. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 2, đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Lời giải chi tiết: Cách 1 * Lí lẽ: - Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với các nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. - Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiện ngang ngày trước. - Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. * Dẫn chứng: - Qua các câu thơ của Xuân Diệu: "Người giai nhân: bến đợi dưới cây già; Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt." - Hay qua câu thơ của một nhà thơ cũ: "Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ! Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Xem thêm
Cách 2
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nội dung chính của phần 3 là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 3, tìm ra nội dung chính và luận điểm thể hiện nội dung đó. Lời giải chi tiết: - Nội dung chính của phần 3 là: Nói về những bi kịch của cái tôi. - Một luận điểm có thể khái quát nội dung ấy: Bi kịch không chỉ diễn ra ở con người mà nó còn thấm vào cả thơ ca cùng đất nước khi ấy. Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì? “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn, gợi nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt để xác định. Việc sử dụng phương thức biểu đạt đó nhằm thể hiện bộc lộ quan điểm, thái độ như thế nào? Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đoạn văn trên cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm. - Tác dụng của sự kết hợp này đã làm rõ nét hơn việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết, giúp cho người đọc có thể hiểu được hết tâm tư, tình cảm của người viết đặt ra trong bài.
Xem thêm
Cách 2
-Kết hợp của các phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm. - Tác dụng của sự kết hợp này đã làm rõ nét hơn việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết, giúp cho người đọc có thể hiểu được hết tâm tư, tình cảm của người viết đặt ra trong bài
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về: - Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh? - Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn, gợi lại những gì đã tìm hiểu về Thơ mới để đưa ra đặc điểm ngôn ngữ và phong trào Thơ mới lãng mạn. Lời giải chi tiết: - Từ đoạn văn trên giúp em có thể rút ra đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh như sau: + Các nhà thơ đều dùng rất nhiều từ ngữ giàu hình ảnh và mỗi người lại có trong mình những nét riêng khi sáng tạo nghệ thuật. + Câu văn cùng hình thức văn tự do, không gò bó, ngắn dài linh hoạt đã thể hiện cảm xúc của người viết rất rõ nét. - Phong trào Thơ mới 1932 - 1945: Còn có tên gọi khác là Thơ mới lãng mạn, đây là dòng thơ ca ra đời trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Quảng cáo
|