Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài
2
Dấu chấm hỏi, kí hiệu (?)
Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)
3
Dấu chấm lửng, kí hiệu (…)
Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.
Dấu chấm lửng dùng để:
+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.
+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.
+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.
+ Để chỉ rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]
+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).
4
Dấu chấm phẩy, kí hiệu (;)
Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu:
+ Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.
+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.
+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.
5
Dấu chấm than, kí hiệu (!)
Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.
6
Dấu gạch ngang, kí hiệu (-)
Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-), dùng để:
+ Phân biệt phần chêm, xen.
+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.
+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.
+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.
+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.
+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối.
7
Dấu hai chấm, kí hiệu (:)
Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia (:) dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.
8
Dấu ngoặc đơn, kí hiệu ( )
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
9
Dấu ngoặc kép, kí hiệu (‘’‘’)
Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.
10
Dấu phẩy, kí hiệu (,)
Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau:
+ Tách các phần cùng loại của câu.
+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.
+ Tách thành phần biệt lập của câu.
+ Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi).
+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.
Phần II
Video hướng dẫn giải
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU
Trả lời câu hỏi (trang 151 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau xúc động.
- Nên dùng dấu chấm đế kết thúc câu.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Dùng dấu ngắt câu sau chữ “sau này” là sai vì câu chưa kết thúc.
- Nên dùng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận câu khi không cần thiết
- Câu này thiếu dấu phẩy đế tách các bộ phận liên kết.
- Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
- Dấu chấm hỏi ở cuối câu đầu dùng sai vì đây không phải là câu hỏi. Đây là câu tường thuật, nên dùng dấu chấm.
- Dấu câu ờ cuối câu thứ hai là sai. Đây là câu hỏi nên dùng dấu chấm hỏi.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Ghép đoạn văn và điền các dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho phù hợp.
- Các em tự làm.
- Gợi ý kiểm tra lại cho đúng việc đặt các dấu (thứ tự từ trên xuống dưới).
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Thuyết minh về một thể loại văn học. Câu 1. Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học : Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh. Đề bài: Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu. Câu 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú