Soạn bài Hai cây phong - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Hai cây phong - Ai-ma-tốp. Câu 1: Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai".

=> Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi".

- Ngòi bút đậm chất hội họa:

       + Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

       + Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

   - Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

   - Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

   - Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

   - Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

   - Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

   - Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

   - Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Tình yêu quê hương tha thiết và lòng xúc động đặc biệt về hình ảnh người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close