Cảm nhận về bài Hai cây PhongTruyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen – người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Khái quát về Ai-ma-top: Ông là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan. Ông viết nhiều về vùng đồi núi quê hương mình. - Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính. 2. Thân bài a. Hình ảnh hai cây phong - Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi. - Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng. ⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong. - Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau. - Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ. - Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen. - Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng. ⇒ Hình ảnh hai cây phong được xem là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa. b. Hình ảnh con người - Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong. - Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong. - Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê. ⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong - là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ. - Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích. 3. Kết bài - Khái quát giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ. - Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu. Bài mẫu Có ai đó từng nói, quê hương là một điều kì lạ, luôn khiến chúng ta hạnh phúc và cả đớn đau nhất trong những chặng hành trình của đời người. Khi nghĩ về quê hương, trong lòng mỗi người con xa xứ luôn dấy lên những cảm giác bồi hồi, thổn thức bởi những hình ảnh gắn bó, in đậm trong kí ức bấy lâu. Một giếng nước, một bờ đê hay một góc ao đình. Với nhân vật trong tác phẩm Người thầy đầu tiên, nhớ về làng Ku-ku-rêu là “tôi” nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong - một hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa biểu trưng và in dấu những kí ức tuổi thơ mát lành. Truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen – người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu. Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về suối nguồn của tình yêu với quê hương, đất nước thật giản dị, sâu sắc mà cảm động biết bao. Loigiaihay.com Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về suối nguồn của tình yêu với quê hương, đất nước thật giản dị, sâu sắc mà cảm động biết bao.
Quảng cáo
|