Lý thuyết về tỷ số lượng giác của góc nhọnLý thuyết về tỷ số lượng giác của góc nhọn Quảng cáo
1. Kiến thức cần nhớ sinα=ABBC;cosα=ACBC; tanα=ABAC;cotα=ACAB. Tính chất 1: + Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia. Tức là: Cho hai góc α,β có α+β=900 Khi đó: sinα=cosβ;cosα=sinβ; tanα=cotβ;cotα=tanβ. Tính chất 2: + Nếu hai góc nhọn α và β có sinα=sinβ hoặc cosα=cosβ thì α=β Tính chất 3: + Nếu α là một góc nhọn bất kỳ thì 0<sinα<1;0<cosα<1, tanα>0;cotα>0 sin2α+cos2α=1; tanα.cotα=1 tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα; 1+tan2α=1cos2α;1+cot2α=1sin2α Bảng tỉ số lượng giác các góc đặc biệt 2. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc Phương pháp: Sử dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn, định lý Py-ta-go, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán các yếu tố cần thiết. Dạng 2: So sánh các tỉ số lượng giác giữa các góc Phương pháp: Bước 1 : Đưa các tỉ số lượng giác về cùng loại (sử dụng tính chất "Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia") Bước 2: Với góc nhọn α,β ta có: sinα<sinβ⇔α<β;cosα<cosβ⇔α>β; tanα<tanβ⇔α<β;cotα<cotβ⇔α>β. Dạng 3: Rút gọn, tính giá trị biểu thức lượng giác Phương pháp: Ta thường sử dụng các kiến thức + Nếu α là một góc nhọn bất kỳ thì 0<sinα<1;0<cosα<1, tanα>0;cotα>0 , sin2α+cos2α=1;tanα.cotα=1 tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα; 1+tan2α=1cos2α;1+cot2α=1sin2α + Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.
Quảng cáo
|