Lý thuyết sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoCác sinh vật sinh sản bằng những hình thức nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
I. Khái niệm sinh sản: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của thế giới sống nhằm tạo ra nhiều cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. II. Sinh sản vô tính ở sinh vật 1. Khái niệm: Là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Thường có ở sinh vật giới Khởi sinh và Nguyên sinh. 2. Hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật: Nhiều loài thực vật có khả năng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận rễ, thân lá. Cây con mới tạo thành có đặc điểm giống hệt với cây ban đầu. 3. Hình thức sinh sản vô tính ở động vật: Một số động vật có hình thức sinh sản vô tính như nảy chồi hoặc phân mảnh. 4. Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Người ta thường sử dụng sinh sản vô tính để nhân giống cây trồng bằng các biện pháp như giâm cành, chết cành, ghép cành ... III. Sinh sản hữu tính ở sinh vật 1. Khái niệm: Là hình thức sinh sản mà cơ thể con được sinh ra từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Hai loại giao tử này có thể được sinh ra từ 1 cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khá nhau (sinh vật đơn tính). 2. Sinh sản hữu tính ở thực vật: Ở thực vật hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản bao gồm nhị và nhụy. Nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa hạt phấn) và nhụy là cơ quan sinh sản cái (noãn). Hoa có cả nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính. Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy là hoa đơn tính. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và quả. Tạo giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy. Thụ phấn: là quá trình di chuyển hạt phấn tới đầu nhụy. Thụ tinh: hạt phấn nảy mầm thành ống phấn, chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Giao tử đực kết hợp với giao tử cái thành hợp tử. Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành quả chứa hạt. Quả không qua thụ tinh gọi là quả không hạt. 3. Sinh sản hữu tính ở động vật: Động vật sinh sản hữu tính có thể đẻ trứng hoặc đẻ con. Động vật để trứng, trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ rồi mới đẻ ra ngoài. Đối với động vật để con, trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử, phôi. 5. Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật: Tùy vào nhu cầu sản phẩm mà con người đã tác động vào từng giai đoạn khác nhau của sinh sản hữu tính. Qua đó, con người chủ động tạo ra được giống vật nuôi, hạt giống theo nhu cầu, tạo con lai có sức sống tốt, năng suất cao. Sơ đồ tư duy Sinh sản ở sinh vật :
Quảng cáo
|