Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoĐể tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp nào, cần thực kĩ năng gì và cần sử dụng các dụng cụ đo nào? Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 6 MĐ
Lời giải chi tiết: Để tìm hiểu về thế giới tự nhiên ta cần vận dụng: - Phương pháp: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Hình thành giả thuyết; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (4) Thực hiện kế hoạch; (5) Rút ra kết luận. - Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình. CH tr 7 LT 1
Phương pháp giải: Quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh em. Lời giải chi tiết: Gợi ý: Tại sao vào lạnh ta không thể quan sát thấy các loài bò sát nhỏ? Tại sao cá trê lại không có vẩy? Tại sao người ta lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước)? Tại sao lá cây thường có màu xanh, nhưng cũng có những cây có lá không có màu xanh, vậy những cây này quang hợp như thế nào? Khi ngủ có phải tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ ngơi? CH tr 7 2
Phương pháp giải: Em đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường? Lời giải chi tiết: Giải thuyết: Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất. CH tr 7 3
Phương pháp giải: Lên kế hoạch kiểm tra giải thuyết: Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất. Lời giải chi tiết: Lên kế hoạch chứng minh giả thuyết: - Nghiên cứu tài liệu: + Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan + Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp - Lên kế hoạch thực hiện: Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau. + Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất + Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết) + Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu. Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận. CH tr 7 4
Phương pháp giải: Thực hiện kế hoạch: Chứng minh đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất. Lời giải chi tiết: - Kết quả: + Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu. + Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường. + Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường. CH tr 7 5
Lời giải chi tiết: - Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển. CH tr 9 CH 1
Lời giải chi tiết: Hiện tượng quan sát được trong hình 1.1 là hiện tượng mưa tự nhiên. Đặt câu hỏi: Nước trong các đám mây từ đâu mà có? tại sao mây có thể tạo thành mưa? CH tr 9 2
Phương pháp giải: Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm: Các đặc điểm có thể dùng để phân loại như: - Có cánh, có lông vũ bao phủ cơ thể. - Di chuyển bằng bốn chi có lông tơ bao phủ cơ thể. - Di chuyển bằng bốn chi, không có lông, có vảy sừng bao bọc cơ thể. Lời giải chi tiết:
CH tr 9 3
Lời giải chi tiết: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. CH tr 9 4
Phương pháp giải: Hoàn thiện số liệu và kết luận bảng:
Lời giải chi tiết: Sử dụng kĩ năng liên kết và xử lí số liệu em rút ra kết luận: Cây sinh trưởng và phát triển nhờ quá trình nhân lên của tế bào (sinh sản tế bào). CH tr 9 5
Lời giải chi tiết: Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước: - Hình thành giả thuyết; - Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; CH tr 10 CH
Lời giải chi tiết: Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước: - Hình thành giả tuyết - Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết CH tr 10 LT
Lời giải chi tiết: Bác sĩ chẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng: - Quan sát biểu hiện bệnh nhân → Dựa vào các biểu hiện quan sát được đưa ra phán đoán sơ bộ → Tiến hành xét nghiệm kiểm chứng → Dựa vào kết quả thu được đưa ra phác đồ điều trị Các kĩ năng này tương ứng với các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên như: - Quan sát, đặt câu hỏi → Phân loại sự vật hiện tượng dự đoán kết quả → Liên kết các dấu hiệu đưa ra kết luận CH tr 10 VD
Lời giải chi tiết: a) Sử dụng kĩ năng: Quan sát và kĩ thuật đo b) Sử dụng kĩ năng: Quan sát, liên kết và dự báo CH tr 10 CH
Lời giải chi tiết: Em đã từng đứng trước lớp để thuyết trình. Bài thuyết trình của em cần khắc phục những điểm sau: - Khả năng diễn đạt vấn đề chưa tốt, còn quên nội dung trong quá trình thuyết trình. - Em còn chưa tự tin, chưa có sự kết hợp tốt giữa thuyết trình và diễn đạt ngôn ngữ cơ thể. CH tr 11 VD
Phương pháp giải: Em hãy sử dụng mẫu báo cáo: Lời giải chi tiết: BÁO CÁO Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám. 1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường? 2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán): Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất. 3. Kế hoạch thực hiện: - Nghiên cứu tài liệu: + Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan + Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp - Lên kế hoạch thực hiện: Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau. + Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất + Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết) + Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu. Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận. 4. Kết quả triển khai kế hoạch: + Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu. + Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường. + Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường. 5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển. CH tr 11 CH
Phương pháp giải: Chức năng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian. CH tr 12 CH
Lời giải chi tiết: a) Sử dụng đồng hồ bấm giây. Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây. b) Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số. Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số. CH tr 13 VD
Lời giải chi tiết: Dựa theo nguyên tắc Cổng quang điện (hay còn gọi là mắt thần): Một thiết bị cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu tia hồng ngoại. - Khi tia hồng ngoại chiếu đến bộ phận thu bị chặn lại thì cổng quang sẽ phát ra một tín hiệu điều khiển thiết bị được nối với nó. - Khi nối cổng quang với đồng hồ hiện số, tuỳ theo cách chọn chế độ của đồng hồ mà tín hiệu này sẽ điều khiển đồng hồ bắt đầu đo hoặc dừng đo. CH tr 13 BT 1
Lời giải chi tiết: a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến. Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa. Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa. b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng. Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi. Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu. CH tr 13 BT 2
Lời giải chi tiết: a) - Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. - Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước. - Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc. b) Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần. c) Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên. Quảng cáo
|