Lý thuyết quang hợp ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện quá trình đó bằng cách nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

I. Quá trình quang hợp:

1. Tìm hiểu về khái niệm quang hợp:

Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose). 

Quang hợp xảy ra chru yếu ở lá cây, trong bào quan lục lạp.

Quang hợp là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng quan trọng của thực vật. 

2. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp:

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ và luôn diễn ra đồng thời với nhau.

- Nước và chất carbon dioxide được lấy từ môi trường để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.

- Đồng thời, quang năng được chuyển hóa thành hóa năng dự trữ trong chất hữu cơ.

II. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp:

1. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp:

Lá là cơ quan thực hiện quang hợp ở cây. Các đặc điểm cấu tạo của lá cây giúp ích rất nhiều cho quá trình quang hợp:

Mật độ khí khổng trên lá là rất lớn. Ở đa số các loài thực vật có số lượng kí khổng ở mặt dưới nhiều hơn so với ở mặt trên của lá. Nguyên nhân là vì khí khổng phân bố ở mặt dưới sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, từ đó tránh bị tổn thương hoặc hỏng.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

1. Ánh sáng:

Cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Nhưng nếu ánh sáng quá mạnh, lá cây sẽ bị "đốt nóng", làm giảm hiệu quả quang hợp.

Tùy theo nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm: cây ưa sáng và cây ưa bóng.

2. Nước:

Nước có ảnh hưởng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa tham gia vào việc đóng mở khí khổng, liên quan tới sự trao đổi khí.

3. Carbon dioxide:

Nồng độ CO2 ngoài môi trường tăng thường sẽ kéo theo hiệu quả quang hợp tăng. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) có thể khiến cây chết vì ngộ độc. 

Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là từ 0,008% - 0,01%; cây quang hợp tốt nhất ở nồng độ CO2 là 0,03%.

4. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thuận lợi cho hầu hết loài cây quang hợp là 25 - 35 độ C.

Nhiệt độ quá cao (trên 40 độ C) hoặc quá thấp (dưới 10 độ C) sẽ làm ngừng quá trình quang hợp.

Sơ đồ tư duy Quang hợp ở thực vật:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close