Lý thuyết Nguyên hàm Toán 12 Cùng khám phá1. Khái niệm nguyên hàm Quảng cáo
1. Khái niệm nguyên hàm
Chú ý: Giả sử hàm số F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K. Khi đó: a) Với mỗi hằng số C, hàm số F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K. b) Nếu hàm số G(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì tồn tại một hằng số C sao chp G(x) = F(x) + C với mọi x thuộc K. Như vậy, nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C (C là hằng số). Ta gọi F(x) + với C thuộc R là họ các nguyên hàm của f(x) trên K, kí hiệu \(\int {f(x)dx} = F(x) + C\). Ví dụ: Chứng minh \(\int {kdx} = kx + C\) với k là hằng số khác 0. Giải: Ta có \((kx)' = k\) nên \(F(x) = kx\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = k\). Vậy \(\int {kdx} = kx + C\). Nhận xét: Ta có \(\int {0dx} = C\), \(\int {dx} = \int {1dx} = x + C\). 2. Nguyên hàm của một số hàm số thường gặp Nguyên hàm của hàm số lũy thừa
Ví dụ: a) \(\int {{x^5}dx} = \frac{1}{6}{x^6} + C\). b) \(\int {{x^{\sqrt 2 }}dx} = \frac{1}{{\sqrt 2 + 1}}{x^{\sqrt 2 + 1}} + C\). c) \(\int {{x^{ - 1}}dx} = \int {\frac{1}{x}dx = } \ln \left| x \right| + C\). Nguyên hàm của hàm số mũ
Ví dụ: a) \(\int {{4^x}dx} = \frac{{{4^x}}}{{\ln 4}} + C\). b) \(\int {{e^{3x}}dx} = \int {{{\left( {{e^3}} \right)}^x}dx} = \frac{{{{\left( {{e^3}} \right)}^x}}}{{\ln {e^3}}} + C = \frac{1}{3}{e^{3x}} + C\). c) \(\int {{2^x}{{.3}^x}dx} = \int {{6^x}dx} = \frac{{{6^x}}}{{\ln 6}} + C\). Nguyên hàm của hàm số lượng giác
Ví dụ: a) \(\int {(1 + {{\tan }^2}x)dx} = \int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} = \tan x + C\). b) Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = sinx, biết \(F(2\pi ) = 0\). Ta có \(\int {\sin xdx} = - \cos x + C\). F(x) là nguyên hàm của hàm số f(x) = sinx nên có dạng F(x) = -cosx + C. Vì \(F(2\pi ) = 0\) nên \( - \cos 2\pi + C = 0\) hay \( - 1 + C = 0\), suy ra C = 1. Vậy F(x) = 1 – cosx. 3. Tính chất cơ bản của nguyên hàm
Ví dụ: a) \(\int {6{x^3}dx} = 6\int {{x^3}dx} = 6.\frac{{{x^4}}}{4} + C = \frac{3}{2}{x^4} + C\). b) \(\int {(3{x^2} - \cos x)dx} = 3\int {{x^2}dx} - \int {\cos xdx} = {x^3} - \sin x + C\). c) \(\int {\left( {\frac{2}{{{{\cos }^2}x}} - {5^x}} \right)dx} = 2\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} - \int {{5^x}dx} = 2\tan x - \frac{{{5^x}}}{{\ln 5}} + C\).
Quảng cáo
|