Lý thuyết lôgarit1. Định nghĩa Cho hai số dương a, b với a#1. Nghiệm duy nhất cảu phương trình ax=b được gọi là Quảng cáo
1. Định nghĩa Cho hai số dương a, b với a≠1. Nghiệm duy nhất của phương trình ax=b được gọi là logab ( tức là số α có tính chất là aα=b). Như vậy logab=α⇔aα=b. Ví dụ: log416=2 vì 42=16. 2. Lôgarit thập phân và lôgarit tự nhiên Lôgarit cơ số 10 còn được gọi là lôgarit thập phân, số log10b thường được viết là logb hoặc lgb. Lôgarit cơ số e (e=limn→+∞(1+1n)n ≈ 2,718281828459045) còn được gọi là lôgarit tự nhiên, số logeb thường được viết là lnb. 3. Tính chất của lôgarit Lôgarit có các tính chất rất phong phú, có thể chia ra thành các nhóm sau đây: 1) Lôgarit của đơn vị và lôgarit của cơ số: Với cơ số tùy ý, ta luôn có loga1 = 0 và logaa= 1. 2) Phép mũ hóa và phép lôgarit hóa theo cùng cơ số (mũ hóa số thực α theo cơ số a là tính aα; lôgarit hóa số dương b theo cơ số a là tính logab) là hai phép toán ngược nhau. ∀a>0(a≠ 1), ∀b>0, alogab=b ∀a>0(a≠1), logaaα=α 3) Lôgarit và các phép toán: Phép lôgarit hóa biến phép nhân thành phép cộng, phép chia thành phép trừ, phép nâng lên lũy thừa thành phép nhân, phép khai căn thành phép chia, cụ thể là Với ∀a,b1,b2>0,a≠1 ta có: +) loga(b1b2)=logab1+logab2 +) loga(b1b2)=logab1−logab2 +) ∀a,b>0(a≠1), ∀α ta có: logabα=α.logab logan√b=1n.logab Ví dụ: Tính A=log2152−2log2√3. Ta có: A=log2152−2log2√3=log215−log22−2.12log23=log2(3.5)−1−log23=log23+log25−1−log23=log25−1 4) Đổi cơ số: Có thể chuyển các phép lấy lôgarit theo những cơ số khác nhau về việc tính lôgarit theo cùng một cơ số chung, cụ thể là ∀a,b,c>0(a,c≠1), logab=logcblogca. Đặc biệt ∀a,b>0(a,b≠1)logab=1logba ∀a,b>0(a≠1),∀α,β(α≠0) ta có: logaαb=1αlogab logaαbβ=βαlogab loga1b=−logab(0<a≠1;b>0) logan√b=logab1n=1nlogab (0<a≠1;b>0;n>0;n∈N∗) logab.logbc=logac⇔logbc=logaclogab (0<a,b≠1;c>0) logab=1logba⇔logab.logba=1 (0<a,b≠1) loganb=1nlogab (0<a≠1;b>0;n≠0) Ví dụ: Tính B=3log812−2log23+12log163√3 Ta có: B=3log812−2log23+12log163√3=3log2312−2log23+12.log243√3=3.13log212−2log23+12.14log23√3=log212−2log23+3log23√3=log212−log232+log2(3√3)3=log212−log29+log23=log212.39=log24=log222=2 Hệ quả: a) Nếu a>1;b>0 thì logab>0⇔b>1; logab<0⇔0<b<1. b) Nếu 0<a<1;b>0 thì logab<0⇔b>1; logab>0⇔0<b<1. c) Nếu 0<a≠1;b,c>0 thì logab=logac⇔b=c. Chú ý: Logarit thập phân log10b=logb(=lgb) có đầy đủ tính chất của logarit cơ số a.
![]() ![]()
Quảng cáo
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|