ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ + TẶNG MIỄN PHÍ BỘ SÁCH ĐỀ TỔNG HỢP
Lý thuyết Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpCho n phần tử khác nhau (n ≥ 1). Mỗi cách sắp thứ tự của Quảng cáo
1. Hoán vị Cho n phần tử khác nhau (n≥1). Mỗi cách sắp thứ tự của n phần tử đã cho, mà trong đó mỗi phần tử có mặt đúng một lần, được gọi là một hoán vị của n phần tử đó. Định lí Số các hoán vị của n phần tử khác nhau đã cho (n≥1) được kí hiệu là Pn và bằng: Pn=n(n−1)(n−2)...2.1=n! Ví dụ: Tính số cách xếp 6 bạn học sinh thành một hàng dọc. Hướng dẫn: Mỗi cách xếp 6 bạn học sinh thành một hàng dọc là một hoán vị của 6 phần tử. Vậy số cách xếp 6 bạn học sinh thành một hàng dọc là P6=6!=720. 2. Chỉnh hợp Định nghĩa Cho tập hợp A gồm n phần tử (n≥1). Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho. Chú ý Mỗi hoán vị của n phần tử khác nhau đã cho chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Định lí Số chỉnh hợp chập k của n phần tử khác nhau đã cho được kí hiệu là Akn và bằng Akn=n(n–1)…(n–k+1)=n!(n−k)! (1≤k≤n) Với quy ước 0!=1. Ví dụ: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau được lập thành từ các chữ số 1,2,3,4,5,6,7? Hướng dẫn: Mỗi số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau được lập bằng cách lấy 4 chữ số từ tập A={1;2;3;4;5;6;7} và xếp chúng theo một thứ tự nhất định. Mỗi số như vậy được coi là một chỉnh hợp chập 4 của 7 phần tử. Vậy số các số cần tìm là A47=840 số. 3. Tổ hợp Định nghĩa Cho n phần tử khác nhau (n≥1). Mỗi tập con gồm k phần tử khác nhau (không phân biệt thứ tự) của tập hợp n phần tử đã cho (0≤k≤n) được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho (với quy ước tổ hợp chập 0 của n phần tử bất kỳ là tập rỗng). Định lí Số các tổ hợp chập k của n phần tử khác nhau đã cho được kí hiệu là Ckn và bằng Ckn=n!k!(n−k)! = Aknk!, (0≤k≤n) Ví dụ: Một bàn học sinh có 3 nam và 2 nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra 2 bạn để làm trực nhật? Hướng dẫn: Mỗi cách chọn ra 2 bạn để làm trực nhật là một tổ hợp chập 2 của 5 phần tử. Vậy số cách chọn là: C25=10 (cách) Định lí Với mọi n≥1;0≤k≤n, ta có: a) Ckn=Cn−kn b) Ckn+Ck+1n = Ck+1n+1. 4. Một số dạng toán thường gặp Dạng 1: Giải phương trình, hệ phương trình hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp Phương pháp chung: - Sử dụng các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để biến đổi phương trình. - Kiểm tra điều kiện của nghiệm và kết luận. Dạng 2: Giải bất phương trình hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp Phương pháp chung: - Sử dụng các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để biến đổi bất phương trình. - Kiểm tra điều kiện của nghiệm và kết luận. ![]() ![]() Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|