Lý thuyết đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.Hai đường thẳng y = ax + b và Quảng cáo
I. Vị trí tương đối của hai đường thẳng Vị trí tương đối của hai đường thẳng Cho hai đường thẳng d:y=ax+b(a≠0) và d′:y=a′x+b′(a′≠0). +) d//d′⇔{a=a′b≠b′ +) d cắt d′⇔a≠a′. +) d≡d′⇔{a=a′b=b′. Ngoài ra, d⊥d′⇔a.a′=−1.
Ví dụ: Hai đường thẳng y=3x+1 và y=3x−6 có hệ số a=a′(=3) và b≠b′ (1≠−6) nên chúng song song với nhau.
Hai đường thẳng y=3x+1 và y=3x+1 có hệ số a=a′(=3) và b=b′(=1) nên chúng trùng nhau. Hai đường thẳng y=x và y=−2x+3 có hệ số a≠a′ (1≠−2) nên chúng cắt nhau. II. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Chỉ ra vị trí tương đối của hai đường thẳng cho trước. Tìm tham số m để các đường thẳng thỏa mãn vị trí tương đối cho trước. Phương pháp: Cho hai đường thẳng d:y=ax+b(a≠0) và d′:y=a′x+b′(a′≠0). +) d//d′⇔{a=a′b≠b′ +) d cắt d′⇔a≠a′. +) d≡d′⇔{a=a′b=b′. Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng Phương pháp: +) Sử dụng vị trí tương đối của hai đường thẳng để xác định hệ số. Ngoài ra ta còn sử dụng các kiến thức sau +) Ta cóy=ax+b với a≠0, b≠0 là phương trình đường thẳng cắt trục tung tại điểm A(0;b), cắt trục hoành tại điểm B(−ba;0). +) Điểm M(x0;y0) thuộc đường thẳng y=ax+b khi và chỉ khi y0=ax0+b. Dạng 3: Tìm điểm cố định mà đường thẳng d luôn đi qua với mọi tham số m Phương pháp: Gọi M(x;y) là điểm cần tìm khi đó tọa độ điểm M(x;y) thỏa mãn phương trình đường thẳng d. Đưa phương trình đường thẳng d về phương trình bậc nhất ẩn m. Từ đó để phương trình bậc nhất ax+b=0 luôn đúng thì a=b=0 Giải điều kiện ta tìm được x,y. Khi đó M(x;y) là điểm cố định cần tìm. ![]() ![]()
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|