Lí thuyết Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoTừ trường của Trái Đất Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
BÀI 20. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT – SỬ DỤNG LA BÀN 1. Từ trường của Trái Đất * Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất - Năm 1600, William Gilbert (1544 – 1603) là một nhà khoa học người Anh lần đầu tiên đã nêu giả thuyết cho rằng Trái Đất là một “thanh nam châm khổng lồ”
- Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định rằng sự tồn tại của từ trường Trái Đất: + Mặt Trời phát ra các bức xạ (như các hạt e, p,...) có năng lượng cao, rất nguy hiểm đối với các sinh vật trên Trái Đất. Dòng các bức xạ này chịu tác dụng của từ trường Trái Đất nên bị lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang. + Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo. 2. Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm ở trên trục từ của Trái Đất - Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất - Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau 3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí * Cấu tạo la bàn
- Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ - Một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định - Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm * Các kí hiệu trên mặt la bàn
* Xác định hướng địa lí của một đối tượng - B1: Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn. Các cực này thường có kí hiệu hoặc màu khác nhau để phân biệt - B2: Chọn một đối tượng ma ta cần xác định hướng địa lí (cửa lớp học, cổng trường,...) - B3: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm - B4: Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng bắc trên la bàn Sơ đồ tư duy về “Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn”
Quảng cáo
|