Thành ngữ ám chỉ những kẻ ngoài miệng thì nói những điều hay, điều tốt, thể hiện mình có nhân cách tốt, nhưng thực chất bên trong lại nham hiểm, độc ác
Thành ngữ ám chỉ những kẻ ngoài miệng thì nói những điều hay, điều tốt, thể hiện mình có nhân cách tốt, nhưng thực chất bên trong lại nham hiểm, độc ác.
Giải thích thêm
Khẩu: miệng, lời nói.
Phật: người tu hành đã giác ngộ, có đức từ bi, quên mình để giúp người khác. Đây được xem là hình mẫu người tốt lý tưởng theo đạo Phật.
Tâm: nhân cách, tình cảm, ý chí thuộc phần bên trong con người, không thể thấy được.
Xà: con rắn độc.
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “Phật” ẩn dụ cho những lời nói hay, nhân cách từ bi, cao thượng; còn “xà” ẩn dụ cho sự độc ác, gian xảo, nham hiểm.
Đặt câu với thành ngữ:
Hãy cẩn thận với những kẻ khẩu Phật tâm xà, họ luôn mỉm cười và nói lời ngọt ngào nhưng trong lòng lại chứa đầy toan tính và mưu mô.
Ông ta là một chính trị gia khẩu Phật tâm xà, luôn rao giảng về đạo đức và sự công bằng nhưng thực chất lại tham nhũng và bóc lột người dân.
Thành ngữ chỉ những người khi ở nhà, đối mặt với người thân quen thì cư xử tinh ranh, khôn ngoan; nhưng khi bước ra ngoài xã hội, người đó lại xư xử vụng về, dại dột, bị kẻ khác lừa.
Thành ngữ nói đến cách giao tiếp, ứng xử của con người. Theo đó, ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, gặp ai lớn tưởi, có địa vị cao hơn, vai vế hơn mình thì mình cần lễ phép kính trọng. Còn đối với người kém tuổi hơn thì mình cần nhường nhịn, lấy sự hoà dịu để đối xử với họ.
Thành ngữ này ám chỉ những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Lúc sa cơ lỡ vận, thất thế thì tìm đến để được nhận sự giúp đỡ. Đến lúc làm ăn được thì lại bày tỏ thái độ vô ơn với người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.