Thành ngữ chỉ những đối thủ mạnh, có trình độ, bản lĩnh tương đương với ta, rất khó đánh thắng.
Giải thích thêm
Kỳ: đánh cờ, chơi cờ.
Phùng: gặp mặt.
Địch: ngang tài, ngang sức
Thủ: đối thủ.
Thành ngữ được dịch là: đối thủ đánh cờ với ta có tài năng ngang tài, ngang sức với ta; từ đó, nhân dân ta đã mở rộng nghĩa của thành ngữ hơn, là: đối thủ ngang cơ, khó có thể bất phân thắng bại.
Đặt câu với thành ngữ:
Trận chung kết giữa hai đội bóng đá được ví như cuộc đối đầu giữa hai kỳ phùng địch thủ, hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn và kịch tính.
Hai nhà khoa học này là những kỳ phùng địch thủ trong lĩnh vực nghiên cứu, họ luôn cạnh tranh nhau để đưa ra những phát minh mới.
Trong lịch sử, đã có nhiều cặp kỳ phùng địch thủ nổi tiếng, những cuộc đối đầu của họ đã để lại nhiều dấu ấn trong ký ức của mọi người.
Thành ngữ nói đến cách giao tiếp, ứng xử của con người. Theo đó, ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, gặp ai lớn tưởi, có địa vị cao hơn, vai vế hơn mình thì mình cần lễ phép kính trọng. Còn đối với người kém tuổi hơn thì mình cần nhường nhịn, lấy sự hoà dịu để đối xử với họ.
Thành ngữ này ám chỉ những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Lúc sa cơ lỡ vận, thất thế thì tìm đến để được nhận sự giúp đỡ. Đến lúc làm ăn được thì lại bày tỏ thái độ vô ơn với người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.
Thành ngữ chỉ những người tuy lời nói không dễ nghe, không dịu dàng nhưng thực chất lại là người tốt bụng, lương thiện nên vẫn được nhiều người yêu quý.
Thành ngữ chỉ những người khi ở nhà, đối mặt với người thân quen thì cư xử tinh ranh, khôn ngoan; nhưng khi bước ra ngoài xã hội, người đó lại xư xử vụng về, dại dột, bị kẻ khác lừa.