Thành ngữ chỉ những người khi ở nhà, đối mặt với người thân quen thì cư xử tinh ranh, khôn ngoan; nhưng khi bước ra ngoài xã hội, người đó lại xư xử vụng về, dại dột, bị kẻ khác lừa.
Thành ngữ chỉ những người khi ở nhà, đối mặt với người thân quen thì cư xử tinh ranh, khôn ngoan; nhưng khi bước ra ngoài xã hội, người đó lại xư xử vụng về, dại dột, bị kẻ khác lừa.
Giải thích thêm
Khôn: có khả năng suy xét để xử sự một cách có lợi nhất, tránh được việc làm, thái độ không nên có. “Khôn nhà” ý chỉ việc cư xử khôn ranh, toan tính với người thân, trong phạm vi hẹp.
Dại: không đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh, mắc phải những điều không nên.
Chợ: nơi buôn bán. “Dại chợ” ý chỉ việc cư xử vụng về, không khéo léo với người lạ trong phạm vi rộng.
Đặt câu với thành ngữ:
Cô ấy là người khôn nhà dại chợ, luôn toan tính với người nhà nhưng lại sống hết mình vì những người lạ.
Sau khi bị kẻ lừa đảo lấy hết sạch tiền tiết kiệm, ông ấy mới nhận ra mình thật khôn nhà dại chợ.
Hắn lừa bố mẹ để lấy tiền, rồi lại mang số tiền đó để đầu tư vào thị trường ảo có rủi ro cao, cuối cùng lại mất trắng. Đúng là khôn nhà dại chợ.
Thành ngữ nói đến cách giao tiếp, ứng xử của con người. Theo đó, ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, gặp ai lớn tưởi, có địa vị cao hơn, vai vế hơn mình thì mình cần lễ phép kính trọng. Còn đối với người kém tuổi hơn thì mình cần nhường nhịn, lấy sự hoà dịu để đối xử với họ.
Thành ngữ này ám chỉ những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Lúc sa cơ lỡ vận, thất thế thì tìm đến để được nhận sự giúp đỡ. Đến lúc làm ăn được thì lại bày tỏ thái độ vô ơn với người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.
Thành ngữ chỉ những người tuy lời nói không dễ nghe, không dịu dàng nhưng thực chất lại là người tốt bụng, lương thiện nên vẫn được nhiều người yêu quý.