Giải Tiếng Việt trang 35 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạoXác định nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau đây: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 35, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Xác định nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau đây: a. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. (Xi-át-tô, Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ) b. Cô ca sĩ ấy có tiếng hát chinh phục lòng người. c. Lạm dụng thuốc bổ sẽ gây hại sức khỏe. d. Kiều là người con gái tuyệt sắc. e. Đứa bé vô ý làm vỡ chiếc bình quý. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức của từ Hán Việt để xác định nghĩa. Lời giải chi tiết: a. Nghĩa của từ “chinh phục” trong câu “Mảnh đất này…” là: dùng vũ lực để bắt các nước khác hoặc dân tộc khác phải khuất phục. b. Nghĩa của từ “chinh phục” trong câu “Cô ca sĩ…” là tác động đến đối phương, làm cho đối phương bị hấp dẫn mà hướng về mình. c. Nghĩa của từ “lạm dụng” trong câu “Lạm dụng…” là: sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định. d. Nghĩa của từ “tuyệt sắc” trong câu “Kiều là ….” là: có nhan sắc tuyệt đẹp, không ai sánh nổi. e. Nghĩa của từ “vô ý” trong câu “Đứa bé….” là: không để ý, so sơ suất. Câu 2 Câu 2 (trang 36, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: a. Theo chúng tôi, con nai vàng đạp trên lá vàng khô, trông bề ngoài là bức tranh đồng màu, nhưng không đồng cảm. (Trần Đình Sử, Tiếng thu – một tâm hồn cô đơn) b. Có gì đâu khi “thất bại là mẹ thành công” và nếu không có mùa đông thì mùa xuân đã không dễ chịu đến thế, nếu đôi khi chúng ta không nếm trải khó khăn thì không thể cảm nhận vị của thành công lại ngọt ngào đến thế. (Kim Thị Mùa Dông, Đừng sợ thất bại) Phương pháp giải: Đọc kĩ các ngữ liệu và gợi nhớ kiến thức từ Hán Việt. Từ đó giải thích nghĩa Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 36, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Trong trường hợp sau, nếu thay từ “cô đơn” bằng từ “cô liêu” thì ý nghĩa của đoạn trích có thay đổi không? Vì sao? Tiếng thu xưa là tiếng buồn của cái tôi bị tách rời cái toàn bộ. Tiếng thu nay là tiếng buồn, cô đơn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ. (Trần Đình Sử, Tiếng thu – một tâm hồn cô đơn) Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích để xác định ý nghĩa của đoạn trích thay đổi hay không khi thay từ “cô đơn’ bằng “cô liêu”. Lời giải chi tiết: Tính từ “cô đơn” có nghĩa là “chỉ có (hoặc có cảm giác chỉ có) một mình, không sống cùng với người khác, cái khác”; còn tính từ “cô liêu” có nghĩa là “lẻ loi và hoang vắng” (thường dùng để miêu tả cảnh vật). Như vậy, ý nghĩa của đoạn trích sẽ thay đổi nếu thay từ “cô đơn” bằng từ “cô liêu” vì từ “cô đơn” không bao gồm nét nghĩa “hoang vắng”. Câu 4 Câu 4 (trang 36, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh họa: a. Tuyệt diệu/ tuyệt hảo b. Hữu hạn/ vô hạn Phương pháp giải: Đọc kĩ các cặp từ để xác định và phân biệt ý nghĩa. Từ đó đưa ra ví dụ minh họa. Lời giải chi tiết: a. - Tuyệt diệu: hay, tốt đến mức kì lạ, khiến người ta phải khâm phục. VD: Giọng ca của anh ấy vô cùng tuyệt diệu. - Tuyệt hảo: có chất lượng, phẩm chất cao hết mức, khó có thể hơn. VD: Sữa Ông Thọ vẫn luôn có mùi vị tuyệt hảo, dù trải qua bao năm tháng. b. - Hữu hạn: Có giới hạn nhất định VD: Vì cuộc đời là hữu hạn, bạn hãy cố gắng tận hưởng trọn vẹn điều mình muốn. - Vô hạn: không có giới hạn nhất định (trái nghĩa với hữu hạn). VD: Nhìn chiếc ghế mây, nó bỗng nhớ ông vô hạn.
Quảng cáo
|