Giải Đọc trang 48 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 48, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):

    Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Phương pháp giải:

Có thể chọn, phân tích một số nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung thể hiện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai)

Lời giải chi tiết:

- Vua Quang Trung: nhà cầm quân tài ba, giàu mưu lược (phân tích một số chi tiết về nét tính cách tài ba, mưu lược: ví dụ về các kế sách đầy mưu lược).

-  Vua Quang Trung: nhà chỉ huy quân sự tự tin, quyết đoán (phân tích một số chi tiết về nét tính cách tự tin, quyết đoán: ví dụ về kế sách hành quân tiến đánh thần tốc, việc mở tiệc khao quân, lời hẹn ăn Tết ở Thăng Long,…).

- Vua Quang Trung: vị hoàng đế/ người anh hùng “trăm trận trăm thắng”, quyết đoán (phân tích một số chi tiết về nét cốt cách anh hùng “trăm trận trăm thắng”: ví dụ phân tích về sự tương quan lực lượng, sự thảm bại của đội quân nhà Thanh, các trận thắng liên tiếp khiến uy danh lẫy lừng,…)

Câu 2

Câu 2 (trang 48, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):

   So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đảm kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai). Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Cần đáp ứng hai yêu cầu của câu hỏi: nhận biết, phân tích được thái độ, tình cảm của tác giả; đánh giá, lí giải bằng hiểu biết về thể loại truyện lịch sử.

Lời giải chi tiết:

-  Yêu cầu 1: nhận biết về nhân vật, tuyến nhân vật (yếu tố nhân vật và tính chỉnh thể của truyện lịch sử); nhận biết, phân tích được thái độ, tình cảm của tác giả:

+ Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghĩ lễ đăng quang hoàng đế,…

+ Với vua tôi Lê Chiếu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh trốn chạy nhục nhã của chúng.

+ Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,….

- Yêu cầu 2: đánh giá, lí giải bằng hiểu biết về thể loại truyện lịch sử:

Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn/ cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Tuy nhiên, Ngô gia văn phái dù có tư tưởng phò Lê, nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận, khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.

Câu 3

Câu 3 (trang 48, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):

    So sánh cốt truyện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) với cốt truyện trong một văn bản truyện mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Phương pháp giải:

Để trả lời được câu hỏi, có thể thực hiện bài tập này theo các bước: nhắc lại khái niệm cốt truyện → lựa chọn tác phẩm đã học, đã đọc có cốt truyện đơn tuyến; tóm tắt nhanh hoặc phác thảo sơ đồ cốt truyện đơn tuyến của tác phẩm đã chọn → lập bảng so sánh hoặc đối chiếu hai sơ đồ cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến của truyện đã chọn → Chỉ ra điểm khác biệt giữa hai dạng cốt truyện.

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm cốt truyện: là hình thức tổ chức cơ bản nhất trong văn bản; nó bao gồm những giai đoạn phát triển chủ yếu, một hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo những yêu cầu tư tưởng, nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của hình thức năng động của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thuộc thể loại tự sự, kịch.

- Khái niệm cốt truyện đơn tuyến: hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa, cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Ví dụ, cốt truyện của Chí Phèo, Một bữa no, Rừng xà nu,…

- Khái niệm cốt truyện đa tuyến: là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều vùng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện của các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina của L.Tonxtoi.

- Tóm tắt cốt truyện đơn tuyến của truyện ngắn Chí Phèo: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân làng Vũ Đại cưu mang, đến năm 18 tuổi, hắn đi làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì vợ bá Kiến thường gọi Chí Phèo vào xoa bóp, bá Kiến ghen, đổ tội rồi bắt Chí Phèo đi tù. Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu từ đây. Hắn ra tù, trở về làng với một con người hoàn toàn khác và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn đến nhà bá Kiến ăn vạ với kẻ đã cho hắn vào tù. Bá Kiến xoa dịu hắn và biến hắn trở thành tay sai cho mình. Chí Phèo gặp gỡ và yêu thị Nở, con đường hoàn lương của hắn mở ra. Nhưng rồi vì bà cô can ngăn, thị Nở đòi chia tay hắn, đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng trong Chí Phèo. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, hắn muốn đến tìm kẻ đầu sỏ của mọi chuyện là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình. Thị Nở thấy vậy liền nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

- Tóm tắt cốt truyện đa tuyến của tiểu thuyết Số đỏ: Xuân Tóc Đỏ vốn là một đứa trẻ mồ côi, kiếm sống bằng nhiều nghề ở Hà Nội. Một lần, Xuân bị cảnh sát bắt giam do nhìn trộm một bà đầm thay đồ nhưng đã được bà phó Đoan - một me Tây cứu, rồi giới thiệu đến làm việc ở hiệu may Âu hoá. Kể từ đó, Xuân bắt đầu tham gia vào “việc cải cách xã hội”. Hắn được vinh danh là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân” nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu. Xuân Tóc Đỏ được nhiều người trong xã hội thượng lưu biết đến. Hắn còn khiến cho cô Tuyết là con cụ cố Hồng say mê. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cho cậu Phước - con trai của bà và lại được nhà sư Tăng Phú mời làm “cố vấn cho báo Gõ Mõ”. Vô tình gây ra cái chết cho cụ cố tổ - bố của cụ cố Hồng. Cái chết được nhiều người trong gia đình mong đợi từ lâu. Xuân được gia đình cụ cố Hồng ghi ơn. Văn Minh đã dẫn Xuân đi đăng kí tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Hắn đã khiến cho hai cầu thủ bị bắt. Không có cầu thủ chính, Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của nhiều người. Để giữ mối hoà hảo với nước láng giềng, Xuân Tóc Đỏ được lệnh phải thua. Sau khi trận đấu kết thúc, Xuân đã diễn thuyết cho dân chúng hiểu về “sự hi sinh vì Tổ quốc” của mình. Xuân Tóc Đỏ bỗng nhiên trở thành “bậc vĩ nhân”, thành “anh hùng cứu quốc”. Hắn được tặng Bắc Đẩu bội tinh, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, và làm con rể của cụ cố Hồng.

-So sánh cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến:

Các yếu tố

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

Sự kiện

Ngắn gọn, đơn giản tập trung vào nhân vật chính

Phức tạp, tái hiện nhiều bình diện trong cuộc sống ở một thời kỳ lịch sử

Dung lượng

Nhỏ và vừa

Lớn

Cách thức

Tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học

Tồn tại trong các tiểu thuyết lớn, truyện dài

- So sánh với cốt truyện: Xe đêm

+ Đều có cốt truyện đa tuyến.

+ Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

Câu 4

Câu 4 (trang 48, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Tóm tắt chuỗi sự kiện được kể trong văn bản. Trận chiến đánh quân Nguyên trong chương này được kể theo mấy tuyển nhân vật? Đó là những tuyến nào?

b. Xác định chủ đề của văn bản và cho biết việc kể theo tuyến nhân vật như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

c. Nêu một số đặc điểm của nhân vật Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản

d. Hoàn thành nội dung bảng sau (làm vào vở):

Lời văn

Ví dụ

Lời của người kể chuyện

 

Lời của nhân vật

 

 Từ bảng trên, chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản.

 e. Nêu một số ví dụ về lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện trong văn bản. Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời kể và lời miêu tả trong văn bản.

f. Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;…)

Phương pháp giải:

Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết văn bản để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

a. Chuỗi sự kiện được kể trong văn bản có thể tóm tắt theo các sự kiện ứng với các đoạn được đánh số thứ tự:

- Đoàn chiến thuyền của quân Nguyên do Toa Đô cầm đầu ồ ạt tiến vào nước ta theo đường sông.

- Chiến thuyền của đoàn quân trai trẻ Trần Quốc Toản nghênh chiến.

- Sự tiếp ứng của tướng Trần Trung và thủy quân nhà Tống.

- Sự xuất hiện bất ngờ của quân chủ lực nhà Trần do Nguyễn Khoái chỉ huy.

- Cuộc truy đuổi Toa Đô của Trần Quốc Toản và niềm thương nhớ, tự hào của người mẹ.

Cuộc chiến đấu được kể theo bốn tuyến chính: Toa Đô, Quốc Toản, Trần Trung và các cánh quân khác, dân chúng kháng chiến và người mẹ.

b. Chủ đề của văn bản là: chiến công của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và các cánh quân của nhà Trần trong trận thủy chiến đánh đuổi quân Nguyên do Toa Đô cầm đầu trên cửa Hàm Tử.

Cách kể theo tuyến nhân vật như vậy có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của văn bản:

- Tái hiện sự kiện lịch sử theo đúng diễn biến.

- Tô đậm các tình huống, tình tiết cho thấy tính chất ác liệt, bất ngờ của trận chiến.

- Làm nổi bật hào khí và nghệ thuật đánh giặc của quân – dân nhà Trần.

- Làm nổi bật hào khí và chiến công của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

c. Đặc điểm của nhân vật Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản:

- Tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin,….

- Giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”.

 d. 

Lời văn

Ví dụ

Lời của người kể chuyện

- Trong khoang các chiến thuyền của giặc, cảnh tượng thật là bi đát. Ở đây nóng như luộc, hơi người nồng nặc. [...]. Người nằm la liệt, chồng chất lên nhau, kẻ ốm lẫn với người hấp hối, người bị thương gục lên xác chết, bọn đang lên cơn sốt rét rên khi khử nằm bên những người thổ tả đang là đi sau một cơn nôn tháo. Trên mũi thuyền vọng xuống những tiếng kêu thê thảm. Lũ người ốm ngất đi trong hoảng sợ. [...] Quân giặc chạy cả xuống khoang thuyền ẩn nấp, mặt cắt không còn hột máu, lưỡi cứng lại không nói lên lời. Chúng ôm mặt khóc rưng rức.

Tác dụng: Giới thiệu nhân vật, miêu tả kể chuyện; dẫn dắt câu chuyện.

Lời của nhân vật

- Toa Đô! Bây giờ thì tao hóa kiếp cho mày; Quân nhà Trần, ta còn chưa làm gì nổi, lại thêm quân Tống sang giúp, ta có đánh cũng chỉ mua lấy cái nhục mà thôi!

→ Tác dụng: thể hiện hành động, tính cách, thái độ, tình cảm của nhân vật; bổ trợ cho lời của người kể chuyện.

→ Lời của người kể chuyện có tác dụng thuật lại diễn biến của hành động, miêu tả không khí, cảnh quan, còn lời của nhân vật trong văn bản thể hiện hành động, tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật giúp sự kiện, nhân vật được thể hiện một cách cụ thể, sinh động.

e. Một số ví dụ về lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện trong văn bản:

- Câu văn là lời kể chuyện: Hoài Văn cử một số chiến sĩ đưa người tướng già lên một cái làng gần đấy, rồi xuống thuyền của mình, kéo quân đi đuổi Toa Đô. Đoàn chiến thuyền của Toa Đô đã chạy xa…

- Câu văn là lời miêu tả: Quốc Toản giục quân đuổi riết, khó nhọc lắm mới lách được qua những mảng thuyền giặc ngổn ngang, những đảm cháy bùng bùng, những cột buồm, những ván thuyền nổi lềnh bềnh trên mặt nước...

Lời kể có tác dụng thể hiện, trình bày diễn biến của hành động, sự kiện, lời miêu tả có tác dụng tái hiện “vẽ” lại cảnh vật, hình ảnh nhân vật, sự vật, làm nổi bật tính chất, trạng thái của hành động. Việc người kể chuyện kết hợp sử dụng lời kể và lời miêu tả giúp cho diễn biến, bối cảnh không khí của trận đánh hiện lên gợi tả, sinh động hơn.

f. Nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả:

- Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: ngôi thứ ba, điểm nhìn của nhân vật.

- Cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử: miêu tả nhân vật chủ yếu bằng hành động, lời nói; mô tả theo lối tương phản; dựa trên tình huống bối cảnh là sự kiện lịch sử, kết hợp sự thật và hư cấu tưởng tượng sáng tạo.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close