Giải Đọc trang 59 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạoTìm từ ngữ thích hợp (đã sử dụng trong mục Tri thức ngữ văn của bài học) điền vào chỗ trống trong các câu văn/ đoạn văn sau: Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 59, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Tìm từ ngữ thích hợp (đã sử dụng trong mục Tri thức ngữ văn của bài học) điền vào chỗ trống trong các câu văn/ đoạn văn sau: a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của........, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì............trong xã hội. b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ.........của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua............dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;... c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp........để..........các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức và điền từ ngữ thích hợp. Lời giải chi tiết: a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;… c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để thể hiện các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Câu 2 Câu 2 (trang 59, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Trong số các thành phần của ngôn ngữ kịch nói chung, hài kịch nói riêng dưới đây, thành phần nào không phải là ngôn ngữ nhân vật? a. Lời đối thoại b. Lời độc thoại c. Lời chỉ dẫn sân khấu d. Lời bàng thoại Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về ngôn ngữ nhân vật để đưa ra thành phần không phải ngôn ngữ nhân vật. Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 3 Câu 3 (trang 59, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chỉ ra hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột làm bật lên tiếng cười. Lời giải chi tiết: * Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười vì đấy là những hành vi, lời nói đại diện cho cái “thấp kém”; những tính cách, lối sống giả dối, hài hước, lố bịch thường bị chế giễu và phê phán: - Hành động của ông Giuốc-đanh cho thấy sự háo danh, thích học đòi làm sang (vẫn vui vẻ, hài lòng khi bị phó may mua bít tất chặt, đóng giày chật, may áo có hoa ngược, ăn bớt vải; bị mất tiền oan nhưng vẫn sung sướng khi được thợ phụ tâng bốc, nịnh bợ,…). - Hành động của phó may cho thấy kiểu bịp bợm, ma rãnh, làm ăn gian dối (tìm những lí do (có vẻ rất hợp lí) để biện minh cho hành động gian dối của mình). - Hành động của thợ phụ cho thấy kiểu nịnh bợ để kiếm lợi (dùng những lời lẽ tâng bốc, nâng dần địa vị của ông Giuốc-đanh qua cách xưng hô trịnh trọng: “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”). - Xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chủ yếu là giữa ông Giuốc-đanh và phó may. Cách giải quyết xung đột ấy làm bật lên tiếng cười vì cách xử lí sự đối lập, mâu thuẫn của các nhân vật theo từng nấc thang hết sức bất ngờ, nhẹ nhàng nhưng sâu cay, tập trung làm nổi bật hình ảnh “trưởng giả học làm sang” của Giuốc-đanh. Câu 4 Câu 4 (trang 59, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: ... “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh ... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, các cụm từ để đưa ra đó là lời của ai và vai trò. Lời giải chi tiết: - Đó là lời của tác giả, người viết kịch bản (thường được gọi là lời “chỉ dẫn sân khấu”. - Tác dụng: gợi ý, chỉ dẫn việc ra, vào sân khấu; cách diễn xuất của diễn viên; cách bài trí sân khấu,… Câu 5 Câu 5 (trang 59, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Xác định chủ đề của văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, xác định chủ đề và phân tích thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong việc thể hiện chủ đề. Lời giải chi tiết: - Chủ đề: Châm biếm thói xâu của những người thấp kém. - Nghệ thuật xung đột giữa các nhân vật: + Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang. + Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục. + Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch. → Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Câu 6 Câu 6 (trang 60, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): a. Những nhân vật nào trong văn bản là hiện thân cho cái thấp kém? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy? b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột , giải quyết xung đột trong văn bản và cho biết nguyên nhân chính làm nảy sinh các xung đột đó. Theo em, xung đột trong văn bản trên có gì khác với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục? c. Nêu tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản. d. Xác định chủ đề của văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định như vậy. e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản. g. Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì? h. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại hài kịch? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, các yêu cầu để tìm ra đáp án đúng. Lời giải chi tiết: a. - Các nhân vật hiện thân cho cái “thấp kém” trong văn bản Bệnh sĩ gồm: Hưng, Long, ông Toàn Nha, ông Thình, Văn Sửu, “nhà văn Chu Văn giả”, phóng viên B. - Em có thể khẳng định các nhân vật bộc lộ sự “thấp kém” qua lời nói, hành động của mình vì: Hưng vì muốn làm cho buổi lễ thêm sang trọng và chiếm tình cảm của ông Toàn Nha nên đã nói dối mình là thủy thủ tàu viễn dương, trong khi thực tế chỉ là thợ lái tàu đường sông; Long vì muốn chiều ý bỏ nên đã đóng giả một học sinh nhạc viện chơi vĩ cầm trong khi thực chất là một thợ mộc lành nghề; ông Toàn Nha, ông Thình cùng với Văn Sửu vì coi trọng báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong lễ tổng kết hơn sự phát triển thực lực của xã nhà nên đã sắp đặt mọi chuyện trái với thực tế; kẻ đóng giả nhà văn Chu Văn là nhằm trục lợi; phóng viên B “tiếc rẻ” rằng lợn đã không cắn cả mình để nhận thêm bồi thường. b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột, giải quyết xung đột qua hành vi, lời thoại của nhân vật trong văn bản
- Điểm khác nhau giữa xung đột trong văn bản trên với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Nếu trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, xung đột chủ yếu là giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém” thì trong văn bản Bệnh sĩ, ngoài xung đột giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém”, còn có xung đột giữa “cái cao cả” và “cái thấp kém”. Đó là xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém). c. Tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản. Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém và cái thấp kém. Chính xung đột đã dẫn sự phơi bày, phê phán cái xấu. Trên cơ sở những đặc điểm này của xung đột hài kịch, ta có thể rút ra một số tác dụng của xung đột trong văn bản Bệnh sĩ như sau: - Khắc họa tính cách của nhân vật, thúc đẩy diễn tiến câu chuyện. - Phơi bày bệnh giả dối, chạy theo thành tích ảo. - Cảnh tỉnh những ai đang mắc “bệnh sĩ” và tạo ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả/ khán giả. .... d. - Chủ đề của văn bản Bệnh sĩ: Sự sắp đặt của những người có trách nhiệm ở trụ sở Liên hợp Xã Hùng Tâm trong buổi lễ trọng thể nhằm khuếch trương thành tích của địa phương. - Các căn cứ để xác định chủ đề của văn bản Bệnh sĩ gồm một số phương diện như: nhan đề “bệnh sĩ” và nhan đề phụ “Tại trụ sở Liên hợp Xã trong một buổi lễ trọng thể”; hành động của các nhân vật chủ yếu nhằm sắp đặt, ngụy tạo thành tích, để khuếch trương thành tích của địa phương. Những người có trách nhiệm như ông Toàn Nha, ông Thình và Văn Sửu đã sắp xếp cho những cá nhân có thành tích nổi bật (không đúng với thực chất) xuất hiện tại buổi lễ để tăng phần trang trọng như: Hưng – “thuyền trưởng tàu viễn dương”, Long – “học sinh nhạc viện”, Chu Văn – “nhà văn huyện”; tổ chức đoàn người rầm rộ rước ngọn đuốc “Thắng lợi” từ phòng truyền thống về trụ sở xã; mượn đàn lợn và nhốt tạm trong lớp học để phóng viên quay phim nhằm nâng cao thành tích,... e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản: - Về cách đặt và gọi tên nhân vật, để góp phần tạo tiếng của, tác giả đã có chú ý đặt tên gợi nhớ đến sự vật, con vật, mang ý nghĩa kém cỏi nhìn Toàn Nha, Chu Văn (nha: răng, chu: nước), Văn Sửu, Tị ( sửu: trâu,tị: rắn), Thình, Độp (tựa như tiếng âm thanh). Cách gọi tên nhân vật kèm với tính từ, danh từ cũng đã tạo nên sự hài hước, buồn cười như: "Chu Văn đầu hói”, “Chu Văn giả", "Chu Văn thật", cậu Đại (thanh niên không biết võ) được gọi phong đại thành võ sĩ quyền Anh Đại Dương,... - Lời thoại trong tác phẩm là lời đối thoại của các nhân vật. Đối thoại đã góp phần bộc lộ một cách sinh động tính cách, bản chất của nhân vật, tạo nên sự hài hước. Tác giả đã sử dụng câu văn linh hoạt, có lời thoại chỉ có một từ, có lời thoại gồm rất nhiều câu, trong các câu thường dùng dấu ba chấm tạo khoảng ngừng cần thiết; từ ngữ được sử dụng phù hợp với lứa tuổi, vị trí, vai trò của nhân vật... Tất cả tạo nên sự sống động của vở kịch, đầy ấp hơi thở của đời sống, người đọc văn bản có thể mường tượng như đang xem một vở diễn. g. Thông điệp gửi gắm: Vì chạy theo thành tích, khoe khoang, người ta có thể bất chấp để che đậy, lừa dối. Sự giả dối sẽ bị những người trung thực tẩy chay và sớm muộn gì cũng bị vạch trần. h. Dấu hiện nhận biết tác phẩm thuộc thể loại hài kịch
Quảng cáo
|